Cần quy định cụ thể trong bổ nhiệm công chứng viên

 Luật Công chứng có hiệu lực đã hơn 3 năm, trong đó nhiều quy định liên quan đến công chứng viên (CCV) được coi là khá “thoáng” tuy nhiên, thời gian thi hành luật cũng cho thấy có những vấn đề tưởng chừng đơn giản song khi thực hiện lại “muôn hình muôn vẻ” vì mỗi người hiểu một cách.

Luật Công chứng có hiệu lực đã hơn 3 năm, trong đó nhiều quy định liên quan đến công chứng viên (CCV) được coi là khá “thoáng” tuy nhiên, thời gian thi hành luật cũng cho thấy có những vấn đề tưởng chừng đơn giản song khi thực hiện lại “muôn hình muôn vẻ” vì mỗi người hiểu một cách.

“Công tác pháp luật” là công tác …ở đâu?

Một trong những tiêu chuẩn để bổ nhiệm CCV là phải có bằng cử nhân Luật. Tuy nhiên, bằng cử nhân ở đây được hiểu như thế nào khi thực tế có nhiều trường hợp được đào tạo ở nước ngoài. Theo Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công chứng đang được Bộ Tư pháp soạn thảo thì bằng cử nhân luật sẽ bao gồm bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt nam theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo nhiều CCV, quy định nói trên là phù hợp.

Hướng dẫn làm thủ tục tại Văn phòng công chứng
Hướng dẫn làm thủ tục tại Văn phòng công chứng

Bên cạnh bằng cử nhân luật, người muốn bổ nhiệm CCV bắt buộc phải có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức.

Hướng dẫn quy định này, Bộ Tư pháp cho rằng: công tác pháp luật được hiểu là những người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn pháp lý của các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về pháp luật, người làm công tác pháp lý tại UBND, HĐND, tổ chức pháp chế của các Bộ, ngành và những người công tác tại các cơ quan, tổ chức khác nhưng công việc chính được giao là công tác pháp lý.

Theo ông Từ Dương Tuấn, Phó phòng công chứng số 1 TP. Hồ Chí Minh băn khoăn “những người công tác tại cơ quan tổ chức khác” phải hiểu như thế nào? Chung quan điểm với ông Tuấn, một số ý kiến khác cho rằng, hiện nay bên cạnh những người làm công tác pháp luật một cách “chính thống” như liệt kê của Dự thảo Nghị định thì còn một lực lượng khác khá đông đảo người làm pháp luật theo chế độ kiêm nhiệm. Để xác định “công việc chính được giao là công tác pháp lý” là rất khó khăn.

Tuy nhiên, luồng ý kiến khác lại ủng hộ phương án liệt kê và có cụm từ quét “cơ quan tổ chức  khác” để tránh bỏ sót.

Về thời điểm để xác định thời gian công tác pháp luật, theo dự thảo “được tính từ khi có bằng cử nhân luật”, theo Phó giám đốc Sở tư pháp Đà Nẵng Trần Văn Hùng thì tính như vậy sẽ có lợi cho những trường hợp đã có bằng cử nhân luật nhưng chưa hề đi làm. “nên quy định là thời gian người có bằng cử nhân được tiếp nhận”, ông Hùng đề nghị.

Chuyển “ngang” vẫn được giữ chức danh?

Có một thực tế sau khi Luật công chứng có hiệu lực là một số CCV của các Phòng công chứng ra ngoài để thành lập Văn phòng Công chứng. Tuy nhiên, mắc mớ là việc họ có phải thực hiện bổ nhiệm lại nếu “chưa kịp” hành nghề hay không.

Dự thảo Nghị định đề xuất theo hướng: với các trường hợp CCV của Phòng Công chứng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng không quá một năm thì vẫn được giữ chức danh CCV, không phải làm thủ tục bổ nhiệm lại và có quyền thành lập hoặc tham gia Văn phòng công chứng đang hoạt động. Thời điểm xác định không quá một năm được tính từ ngày có quyết định nghỉ hưu hoặc thôi việc đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.

Một số ý kiến tán thành quy định nêu trên, nhưng luồng ý kiến khác cho rằng, “gói” trong thời hạn một năm là quá ngắn bởi hiện nay, các thủ tục để chuẩn bị cũng như thành lập Văn phòng cũng mất nhiều thời gian, nếu quá 1 năm mà họ bị “xóa” chức danh thì sẽ bị “thiệt thòi”

Huy Hoàng

Đọc thêm