Đăng Quang Watch thay đổi thông tin quảng cáo đồng hồ sau bài phản ánh mập mờ về xuất sứ sản phẩm

(PLO) - Sau khi Báo điện tử PLVN phản ánh về việc Đăng Quang Watch mập mờ thông tin về nguồn gốc sản phẩm khiến người tiêu dùng rơi vào ma trận xuất sứ hàng hóa, mới đây trên website của đơn vị này đã có những thay đổi về chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm.
 
Đăng Quang Watch thay đổi thông tin quảng cáo đồng hồ sau bài phản ánh mập mờ về xuất sứ sản phẩm

Cụ thể, sau bài báo "Đăng Quang Watch mập mờ về nguồn gốc sản phẩm" đăng trên  Báo điện tử PLVN ngày 8/8/2018, phản ánh về việc hàng loạt các thương hiệu đồng hồ trên thế giới đều được Đăng Quang Watch gom vào mục "Đồng hồ Thụy Sĩ" trên website của đơn vị này nhưng thực tế thì không phải tất cả các sản phẩm đó đều là đồng hồ Thụy Sỹ mà là có nhiều sản phẩm đến từ Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này khiến cho người tiêu dùng rơi vào ma trận xuất sứ khi có rất nhiều cái tên nghe "rất Tây" nhưng thực chất là được sản xuất tại Trung Quốc, như nhãn hiệu Stuhrling Tourbilon.

Ngay sau khi báo PLVN phản ánh, trên webstie của Đăng Quang Watch,  tên mục từ " Đồng hồ Thụy Sĩ" đã được đổi thành "Đồng hồ Chính hãng". Có thể nói, đây là một động thái tích cực từ phía đơn vị quản trị website quảng cáo đồng hồ này.

Đăng Quang Watch cũng đã thay đổi cụm từ “ Đồng hồ Thụy Sĩ” thành “ Đồng hồ chính hãng” trên website của mình.
Đăng Quang Watch cũng đã thay đổi cụm từ “ Đồng hồ Thụy Sĩ” thành “ Đồng hồ chính hãng” trên website của mình.
Nhiều sản phẩm đồng hồ được giới thiệu là "đồng hồ Thụy Sĩ"
Nhiều sản phẩm đồng hồ được giới thiệu là "đồng hồ Thụy Sĩ"

Việc thành đổi thông tin về nguồn gốc sản phẩm của Đăng Quang Watch như vậy là sự trung thực cần thiết và tránh lạm dụng những tên tuổi nổi tiếng trong việc quảng bá sản phẩm. Bởi lẽ, trong ngành công nghiệp đồng hồ, hai chữ "Thụy Sỹ" là một  đảm bảo chất lượng cho bất cứ chiếc đồng hồ nào. Do đó, việc gắn tên Thụy Sỹ trong tài liệu quảng cáo cho những chiếc đồng hồ không có suất sứ tại quốc gia này đều là lừa dối khách hàng.

Trong danh sách các thương hiệu đồng hồ mà trước đây Đăng Quang Watch đưa vào mục "Đồng hồ Thụy Sỹ" nay đổi thành "Đồng hồ chính hãng" chỉ có số ít là đồng hồ có nguồn gốc, xuất sứ tại "quốc gia đồng hồ" Thụy Sỹ, được Liên đoàn công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ cho phép sử dụng cụm từ "Swiss Made" trên sản phẩm như nhãn hiệu Epos Swiss, Alantic Swiss... Ngoài ra, đều là các thương hiệu đến từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức.

Ngay cả các tên tuổi nghe thì giống đồng hồ xuất sứ Thụy Sỹ nhưng thực tế lại là sản phẩm  của Trung Quốc như nhãn hiệu TUHRLING TOURBILLON được bán tại Đăng Quang Watch. Trả lời Báo PLVN, đã được đại diện đơn vị này thừa nhận  là sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc. Thế nhưng tại thời điểm hiện tại sản phẩm đắt tiền này của Đăng Quang Watch giới thiệu là đồng hồ chính hãng lại không hề thể hiện về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

sản phẩm không thể hiện nguồn gốc xuất xứ từ bất kỳ quốc gia nào
sản phẩm không thể hiện nguồn gốc xuất xứ từ bất kỳ quốc gia nào

Mặc dù có sự điều chỉnh thông tin trên website liên quan đến quảng cáo sản phẩm, tuy nhiên vẫn có thể thấy hiện thay sự thay đổi cua Đăng Quang Watch là chưa triệt để. Cụ thể, đối với các sản phẩm "Swiss made", Đăng Quang Watch ghi rất rõ xuất sứ trong mục giới thiệu chi tiết sản phẩm. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc, chi tiết thông tin về suất sứ sản phẩm đã bị bỏ ngỏ. Câu hỏi đặt ra là, việc quảng cáo như vậy có phải là mập mờ về nguồn gốc, xuất sứ sản phẩm khiến cho ma trận xuất sứ vẫn tồn tại trên website bán hàng của Đăng Quang Watch hay không?

Gần đây, Đăng Quang Watch cũng đã gặp một vài sự cố liên quan đến sản phẩm chính hãng là đồng hồ Epos Swiss có giá lên tới cả trăm triệu đồng khiến người tiêu dùng phản ứng dữ dội. Trước đó Báo PLVN đã phản ánh vào ngày 14/9, anh Nguyễn Đinh Tuấn, trú huyện Hoài Đức (Hà Nội) có tới cửa hàng Đăng Quang Watch, địa chỉ trên phố Trần Duy Hưng, Hà Nội mua sản phẩm đồng hồ Epos với giá bán 56.400.000 đồng. Quá trình dử dụng, chỉ trong vài ngày, anh Tuấn đã phát hiện đồng hồ có dấu hiệu kém chất lượng.

Sự bức xúc của khách hàng lên đến đỉnh điểm khi không được giải quyết hợp lý nên khách hàng này đã treo băng rôn trước cửa hàng để phản đối. Vị khách hàng bức xúc: “Bỏ ra gần 60 triệu đồng mua đồng hồ, những tưởng tôi sẽ được dùng sản phẩm ưng ý nhưng ai ngờ lại chuốc lấy sự phiền phức và bực mình. Đến thời điểm hiện tại, bao nhiêu tin tưởng của tôi về sản phẩm của Đăng Quang Watch đã mất hoàn toàn. Tôi nghi ngờ sản phẩm của hãng không đảm bảo chất lượng, tôi đề nghị cửa hàng phải trả lại tiền tôi đã mua sản phẩm”.

Hình ảnh anh Tuấn dẫn "chân dài" kéo đến Đăng Quang Watch đòi trả lại tiền.
Hình ảnh anh Tuấn dẫn "chân dài" kéo đến Đăng Quang Watch đòi trả lại tiền.

Sự việc nêu trên cùng với những lời quảng cáo thiếu rõ ràng đã khiến cho người tiêu dùng bắt đầu hoài nghi và đây là điều rõ ràng cần phải tránh nếu như các doanh nghiệp kinh doanh lớn muốn phát triển bền vững. Được biết, Đăng Quang Watch hiện là tên tuổi lớn trong giới kinh doanh đồng hồ tại Việt Nam, có hệ thống 86 cửa hàng phân phối khắp cả nước. Những việc mà doanh nghiệp bán đồng hồ này cần làm là trung thực và có trách nhiệm hơn nữa với các thông tin về sản phẩm mà mình kinh doanh cũng như là có trách nhiệm hơn nữa với khách hàng sau bán hàng.

Trong những số báo tiếp theo, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ thông tin về những chiêu trò mượn danh các tên tuổi nổi tiếng để kinh doanh và việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng của các đơn vị bán đồng hồ có quảng cáo rầm rộ trên mạng Internet.

Đọc thêm