Cảnh giác hơn với dịch bệnh

Năm nào cũng vậy, vào thời gian giao mùa, các bệnh siêu vi trùng mang tính mùa vụ thường tăng nhưng hiếm năm nào tình hình dịch bệnh lại tăng đột biến và kéo dài như năm nay. Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, bệnh dịch tả kéo dài nhiều tháng. Tiếp đến là tình trạng bùng phát của sốt xuất huyết, sốt xuất huyết biến chứng nguy hiểm, các bệnh đường hô hấp, bệnh tay chân miệng, bệnh tê tê say say, bệnh cúm A/H1N1 và gần đây là bệnh cúm gia cầm A/H5N1 quay trở lại.

Năm nào cũng vậy, vào thời gian giao mùa, các bệnh siêu vi trùng mang tính mùa vụ thường tăng nhưng hiếm năm nào tình hình dịch bệnh lại tăng đột biến và kéo dài như năm nay. Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, bệnh dịch tả kéo dài nhiều tháng. Tiếp đến là tình trạng bùng phát của sốt xuất huyết, sốt xuất huyết biến chứng nguy hiểm, các bệnh đường hô hấp, bệnh tay chân miệng, bệnh tê tê say say, bệnh cúm A/H1N1 và gần đây là bệnh cúm gia cầm A/H5N1 quay trở lại.

Bệnh lây nhiễm mang tính mùa vụ năm nay phát triển trên diện rộng, hầu như ở khắp 3 miền đều có với số lượng lớn, gây không ít khó khăn cho các bệnh viện và làm đảo lộn đời sống nhiều gia đình. Tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng…, các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải, lượng bệnh nhân vào khám và điều trị tăng đột biến. Trung bình ở các thành phố này, mỗi ngày có gần 20.000 người khám và điều trị các bệnh trên. Bệnh viện Nhi đồng (TP. Hồ Chí Minh) ngày 9-8, số trẻ khám là 5.000, trong đó nhập viện điều trị 1.600 bệnh nhân. Ở Cần Thơ, số trẻ khám là 1.000, trong đó nhập viện 400 bệnh nhân. Tại Đà Nẵng, số trẻ em nhập viên gấp đôi khả năng của khoa Nhi Bệnh viện Đà Nẵng.

Tại Hà Nội, trường hợp đến khám và điều trị tại các bệnh viện Nhi khoa, Xanh Pôn, Bạch Mai và hầu hết các bệnh viện tuyến quận, huyện đều tăng gấp đôi, có trường hợp gấp 3 bình thường. Do số bệnh nhân tăng vọt, các giường bệnh đều nằm ghép 2 đến 3 bệnh nhân/giường, nhiều khi còn nhiều hơn. Thời tiết nóng bức, người đông, không có màn, không khí ô nhiễm càng làm bệnh tăng khả năng lây lan.

Dịch bệnh phát triển, người dân phải vào các cơ sở y tế khám chữa, thiệt hại nhiều tiền của và hàng vạn ngày công, hoạt động của các bệnh viện căng thẳng. Tuy nhiên, đó mới là phần nổi, có thể tính đếm được. Nếu kể cả những người mắc bệnh không chịu đến bệnh viện, thiệt hại và mức nguy hiểm còn tăng thêm. Nguyên nhân của nó, chủ yếu là do sự chủ quan, coi thường bệnh của người dân. Theo kết quả một cuộc điều tra xã hội học ở ngoại thành Hà Nội, 60% người được hỏi cho rằng các bệnh sốt xuất huyết, cúm là không nguy hiểm đến tính mạng; 45% cho rằng nhà có màn nhưng không thường xuyên sử dụng; 75% muốn chữa bệnh tại nhà, không muốn đến bệnh viện vì nhếch nhác và tốn kém; 35% cho rằng chữa bệnh tại bệnh viện không hơn điều trị bên ngoài hoặc tự điều trị. Còn theo một cán bộ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, mỗi năm Nhà nước đã chi hàng chục tỷ đồng để tuyên truyền, vận động phòng bệnh, vệ sinh môi trường, chống nhiễm độc thực phẩm nhưng gần như chưa có chuyển biến đáng kể trong dân cư.

Bởi thế, muốn chống được bệnh tật cộng đồng, cần để người dân không quá hoang mang, lo lắng nhưng cũng không được chủ quan.

Phạm Vũ

Đọc thêm