Cây phát sáng thay đèn đường

Các nhà khoa học của Viện Sinica và Đại học Thành Công Đài Loan đã ghép các phân tử nano vàng phát sáng, được biết đến với tên điốt phát quang sinh học, bên trong lá của một loại cây. Kết quả của sự thay đổi này là cây phát ra ánh sáng bằng nhiên liệu sinh học, đồng thời kiêm luôn khả năng lọc CO2 khỏi không khí trong suốt 24 giờ/ngày, theo chuyên san Chemistry World.

Những cột đèn chiếu sáng đường phố hằng đêm có thể nhanh chóng bị thay thế bởi cây cối với lá phát sáng trong bóng tối, sau khi các chuyên gia Đài Loan tìm được cách biến một vật liệu có đặc tính hút ánh sáng thành loại phát sáng.

Các nhà khoa học của Viện Sinica và Đại học Thành Công Đài Loan đã ghép các phân tử nano vàng phát sáng, được biết đến với tên điốt phát quang sinh học, bên trong lá của một loại cây. Kết quả của sự thay đổi này là cây phát ra ánh sáng bằng nhiên liệu sinh học, đồng thời kiêm luôn khả năng lọc CO2 khỏi không khí trong suốt 24 giờ/ngày, theo chuyên san Chemistry World.

Diệp lục vốn có khả năng hấp thụ các loại bước sóng khác nhau của ánh sáng. Trong một số điều kiện cụ thể, như bị chiếu ánh sáng tím, diệp lục cũng có thể tự tạo ra ánh sáng. Nếu bị chiếu với ánh sáng có chiều dài bước sóng khoảng 400 nm, diệp lục sẽ phát ra ánh sáng đỏ. Các nhà khoa học chỉ cần tìm được một nguồn ánh sáng tím, và phân tử nano vàng đáp ứng được điều này.

Theo: thanhnien.com.vn

Đọc thêm