Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ 18/5: “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”.

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Cách đây 59 năm (18/5/1963), tại Đại hội Đại biểu Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt giới trí thức, đến năm 2013 Việt Nam đã chọn ngày này để kỷ niệm, tôn vinh những người làm khoa học.

Đây là ngày hội để tôn vinh những người làm khoa học, giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong những ngày này nhiều hoạt động được Ngành Khoa học tổ chức, là dịp để nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam, tinh thần đam mê lao động sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2022 có Chủ đề là “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”.

Ngày Khoa học và Công nghệ năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhiều hoạt động như: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam; các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2022-2023; tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam;

Tuyên truyền cơ chế, chính sách nhằm thu hút các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, khơi dậy niềm tự hào trí tuệ Việt, tạo nên sức mạnh tổng hợp để phục vụ sự nghiệp phát triển ngành khoa học và công nghệ nước nhà.

Đồng thời, giới thiệu các chính sách, pháp luật mới được ban hành nhằm phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các mục tiêu, định hướng lớn trong các chiến lược, chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ đến năm 2030; các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội...

Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia được đặc biệt quan tâm

Để khẳng định vai trò và nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của KH&CN đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và vươn ra quốc tế.

Đặc biệt, “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tại Việt Nam hiện nay đang là chủ đề được cả nước quan tâm, nhiều chương trình, cuộc thi khởi nghiệp của các tổ chức đã được triển khai nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ để lập nghiệp. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã nước ta xem là nhân tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và đã được các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân đã tham gia vào việc hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là giới trẻ và đã bước đầu đạt được một số kết quả nhất định.

Trước làn sóng khởi nghiệp, sáng tạo diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các văn bản liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cụ thể như: Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg Chính phủ ngày 18/5/2016 đã xác định khởi nghiệp sáng tạo là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng tăng trưởng nhanh. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua (Luật số 04/2017/QH14), là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước về ưu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp. Luật đã thiết lập ra khung pháp lý cao nhất; đưa ra hệ thống các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển độc lập và sáng tạo; góp phần hình thành khu vực doanh nghiệp tư nhân năng động, sáng tạo, lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Luật cũng định nghĩa: “Khởi nghiệp sáng tạo cũng được đề cập đến để phân biệt với khởi nghiệp đơn thuần, theo đó “khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng trưởng thành nhanh”.

Riêng đối với TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND Hà Nội, nhằm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP giai đoạn 2019-2025, trong đó có bổ sung rất nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ hoạt động truyền thông; hỗ trợ hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mặt bằng; hỗ trợ kinh phí thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, liên kết, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ... với mục tiêu khuyến khích hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hà Nội. Đây là cơ hội kết nối cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP Hà Nội với cộng đồng các nhà khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với thế giới; kết nối các nhà đầu tư, chuyên gia, các tập đoàn lớn, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế; khích lệ, động viên và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng người dân Việt Nam nói chung và TP Hà Nội nói riêng, đặc biệt là với giới trẻ của TP Hà Nội. Đề án đặt ra mục tiêu phấn đấu đến 2025, hỗ trợ phát triển 500 dự án khởi nghiệp sáng tạo; 150 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thương mại hóa được sản phẩm, trong đó ít nhất 20% doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập với tổng giá trị ước tính khoảng 500 tỷ đồng.

PGS. TS Đỗ Anh Đức, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Thành viên tổ tư vấn xây dựng Đề án “Hỗ trợ thanh niên Khởi nghiệp giai đoạn 2022 – 2030” của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đại biểu chủ trì Chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh” Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ nhất, Đại biểu chủ trì Chủ đề “Công nghệ và quản lý trong nền kinh tế số” Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ hai đánh giáHệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện, với đầy đủ các thành tố quan trọng như: Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, mạng lưới các huấn luyện viên/tư vấn, các cơ sở/đơn vị hỗ trợ nghiên cứu và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu… thuộc cả khối tư nhân và Nhà nước.”

PGS. TS Đỗ Anh Đức, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

PGS. TS Đỗ Anh Đức, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Phát triển đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp

Theo PGS. TS Đỗ Anh Đức, Trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cần tập trung vào những nhóm giải pháp như:

Thứ nhất, nhà nước cần tạo dựng khung pháp lý thống nhất, đồng bộ, đặc biệt là cần có đạo luật dành riêng cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và của sinh viên nói riêng. Trong thời gian chờ hoàn thiện khung pháp lý, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt rõ ràng các quy định pháp luật liên quan, đặc biệt là các chính sách ưu đãi của nhà nước để tránh trường hợp không được hưởng ưu đãi vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Thứ hai, nhà nước cần tạo lập và phát triển hệ sinh thái về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Mặc dù hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam có thể đánh giá là phát triển nhanh với đầy đủ các thành tố quan trọng như cộng đồng khởi nghiệp, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, mạng lưới chuyên gia, các cơ sở nghiên cứu. Vấn đề hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp cần được quan tâm phát triển đồng bộ để giới trẻ và sinh viên trong các trường đại học có thể được tiếp cận, được tư vấn kỹ lưỡng và thậm chí là hướng dẫn chi tiết để có thể khởi nghiệp. Đặc biệt, hệ sinh thái này cần kết nối, phát huy vai trò của các thành phần thuộc hệ sinh thái khởi nghiệp để tạo môi trường thúc đẩy các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên trong nước và quốc tế; hình thành các hội đồng chuyên gia tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp theo các ngành nghề, lĩnh vực; xây dựng các tài liệu hướng dẫn triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

PGS. TS Đỗ Anh Đức chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (thứ 2 từ trái sang)

PGS. TS Đỗ Anh Đức chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (thứ 2 từ trái sang)

Thứ ba, Trường đại học với vai trò tiên phong thực hiện sứ mệnh thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc cung cấp cho xã hội những nhân lực được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng, giải quyết các bài toán cụ thể cho thị trường, mang lại giá trị cho xã hội phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Các trường đại học tại Việt Nam cần tích cực tham khảo các chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới và tham vấn ý kiến chuyên gia, ý kiến doanh nghiệp để đưa vấn đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào chương trình đào tạo bắt buộc hoặc tự chọn hoặc lồng ghép các chuyên đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi dưới dạng trò chơi để thu hút sinh viên tham gia.

PGS. TS Đỗ Anh Đức, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân “Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học lớn, trọng điểm và tiêu biểu của Việt Nam về đào tạo khối ngành kinh tế và quản lý và quản trị kinh doanh. Đồng thời, trường cũng là một trong những trường đại học luôn đi đầu trong công tác đổi mới sáng tạo, cập nhật những sự thay đổi của tất cả các lĩnh lực để đưa vào ứng dụng công tác giảng dạy cho sinh viên của trường. Trường có quy mô đào tạo lớn ở cả bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và có mạng lưới sinh viên, cựu sinh viên rộng khắp cả nước, đóng góp nhiều vào nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia. Các môn học được giảng dạy tại trường có liên quan đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khởi sự kinh doanh và các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể là tiền đề và cơ sở để đánh giá hoạt động đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Là một giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và luôn có sự quan tâm đến nghiên cứu và thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, tôi đã luôn tích cực thực hiện các nghiên cứu và tham gia các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đối với sinh viên, giới trẻ trong Việt Nam và thế giới. Tham gia chia sẻ các thông tin về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tinh thần doanh nghiệp, đổi mới xã hội tại trường và các chương trình về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, hỗ trợ sinh viên phát triển ý tưởng kinh doanh trên tinh thần đổi mới sáng tạo, tư vấn, hỗ trợ sinh viên các giải pháp để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong các dự án, ý tưởng của sinh viên. Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu nơi tôi đã từng làm Đại biểu chủ trì Chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh” và Chủ đề “Công nghệ và quản lý trong nền kinh tế số” Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam đã kết nối được nhiều trí thức trẻ với nhiều ngành nghề đã được các nước phát triển trên thế giới công nhận, luôn hướng về xây dựng và phát triển cho đất nước.”

Đọc thêm