Chất phụ gia thực phẩm với sức khoẻ con người

Các loại thực phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày hầu hết đều phải qua quá trình chế biến, từ chế biến đơn giản, thô sơ cho đến kỹ nghệ công nghiệp hiện đại, người ta vẫn thường cho thêm một số chất vào thực phẩm để đạt được một số yêu cầu của người sản xuất cũng như người tiêu dùng như: kéo dài thêm thời gian sử dụng, tạo cho thực phẩm có màu sắc, mùi vị hấp dẫn.

Các chất phụ gia trong thực phẩm. Nguồn: Internet
Các chất phụ gia trong thực phẩm. (Nguồn: Internet)

Các loại thực phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày hầu hết đều phải qua quá trình chế biến, từ chế biến đơn giản, thô sơ cho đến kỹ nghệ công nghiệp hiện đại, người ta vẫn thường cho thêm một số chất vào thực phẩm để đạt được một số yêu cầu của người sản xuất cũng như người tiêu dùng như: kéo dài thêm thời gian sử dụng, tạo cho thực phẩm có màu sắc, mùi vị hấp dẫn. Chất phụ gia thực phẩm không được coi là thực phẩm vì nó có ít và không có giá trị về dinh dưỡng. Theo thống kê, hiện nay có hàng trăm loại phụ gia thực phẩm. Tuỳ theo mục đích sử dụng chất phụ gia thực phẩm thường phân ra một số nhóm sau:

- Nhóm chất phụ gia bảo quản thực phẩm gồm: Các chất có tính chất sát khuẩn, làm ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn; các chất chống oxy hoá có tác dụng làm giảm sự biến chất của thực phẩm.

- Nhóm phụ gia phẩm màu cho vào thực phẩm nhằm tăng cường màu sắc gây hấp dẫn người tiêu dùng.

- Nhóm phụ gia tạo mùi như tinh dầu, hạt tiêu, húng lìu…

- Nhóm phụ gia tạo ngọt nhân tạo.

Vì mục đích lợi nhuận trước mắt, nhiều người sản xuất thực phẩm đã vi phạm các quy định của Nhà nước về danh mục các chất phụ gia không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm như sử dụng hàn the trong chế biến giò chả, sử dụng hooc môn trong chế biến bánh phở, sử dụng phẩm màu công nghiệp trong chế biến bánh kẹo…, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Bộ Y tế đã khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng khi mua các loại thực phẩm. Nên chọn những sản phẩm có nhãn mác, địa chỉ sản xuất rõ ràng, không chọn những sản phẩm có mùi vị, màu sắc khác lạ, sản phẩm không rõ xuất xứ nguồn gốc./.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông GDSK
(Sở Y tế)

Đọc thêm