Châu thổ sông Cửu Long đang chìm dần?

“Mực nước biển dâng cao hơn 4 lần so với nước biển dâng toàn cầu, phù sa ít hơn, lại khai thác cát, phù sa bừa bãi, càng gây thêm tác động xấu…, dẫn đến ĐBSCL đang chìm dần do vừa bị biển dâng, vừa bị sụt lún”, GS.TS Nguyễn Ngọc Trân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển ĐBSCL, nói.

Từ sau khi các nước thượng nguồn sông Mê Kông xây dựng 11 đập thủy điện, 55% chiều dài sông Mê Kông sẽ bị biến thành các hồ chứa để ngăn nước, nguồn nước, nguồn phù sa vùng châu thổ sông đã bị suy giảm khoảng 75% và nguồn lợi thủy sản hiệt hại ước 330.000 tấn/năm.

Đây là thông tin do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cung cấp tại hội thảo tham vấn Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long, trongg khuổn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) 2012 diễn ra hôm 5/12 tại Tiền Giang.

Châu Thổ Sông Cửu Long
Châu thổ sông Cửu Long

Mục tiêu hội thảo nhằm tìm giải pháp tốt nhất để ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng.

Theo ông Lai, ĐBSCL đang có chịu sức ép ghê gớm từ 2 phía, một bên là nước biển dâng còn một bên là những con đập thủy điện, việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng vì vậy đang đứng trước thách thức rất lớn, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của cả quốc gia.

Tại hội thảo, GS Dick Kevelam, Trưởng nhóm chuyên gia Hà Lan lưu ý: “Dòng chảy có thể giảm 40%, đây là kịch bản tệ nhất. Hợp tác đề bảo vệ tài nguyên nước ngọt đóng vai trò rất quan trọng.

Vấn đề cấp bách trong thời gian tới ở ĐBSCL là phải đảm bảo nguồn cung nước ngọt để sản xuất lương thực, rau quả. Với vùng ven biển, phải kiểm soát bảo vệ trước nước biển dâng, sạt lở. Vấn đề phải kiểm xoát lũ lụt để giảm áp lực đến khu vực để tăng trường được sản xuất lúa và phải đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Làm sao sống chung với lũ và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra”.

GS.TS Nguyễn Ngọc Trân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển ĐBSCL bổ sung thêm: Viêc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn không chỉ làm vùng châu thổ suy kiệt phù sa mà còn làm thay đổi chế độ dòng chảy, thu hẹp các cánh rừng, và hàng loạt hệ lụy khác…

Theo ông Trân, hiện tại, lượng phù sa đã giảm hẳn, nước biển dâng tại ĐBSCL cũng đã rõ. “Mực nước biển dâng cao hơn 4 lần so với nước biển dâng toàn cầu, phù sa ít hơn, lại khai thác cát, phù sa bừa bãi, càng gây thêm tác động xấu…, dẫn đến ĐBSCL đang chìm dần do vừa bị biển dâng, vừa bị sụt lún”.

Ngọc Long

Đọc thêm