Chỉ có diệt bọ gậy mới ngăn chặn sự phát triển của dịch sốt xuất huyết

SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes cái truyền bệnh. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người, mà do muỗi đốt người bệnh rồi truyền vi rút sang người lành. Để trở thành muỗi trưởng thành gây bệnh SXH thì muỗi phải qua vòng đời phát triển gồm 4 giai đoạn: Muỗi (1) -->  trứng (2) --> Ấu trùng (3) --> Bọ gậy/lăng quăng (4) -->  Muỗi.

SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes cái truyền bệnh. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người, mà do muỗi đốt người bệnh rồi truyền vi rút sang người lành. Để trở thành muỗi trưởng thành gây bệnh SXH thì muỗi phải qua vòng đời phát triển gồm 4 giai đoạn: Muỗi (1) -->  trứng (2) --> Ấu trùng (3) --> Bọ gậy/lăng quăng (4) -->  Muỗi.

Để phòng chống bệnh SXH thì việc loại trừ bọ gậy/lăng quăng, ngăn cản không cho chúng phát triển thành muỗi trưởng thành truyền bệnh với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hữu hiệu nhất. Phun hóa chất chỉ có tác dụng diệt muỗi trưởng thành chứ không diệt được trứng và bọ gậy. Chỉ trong vòng 7 ngày sau khi phun hóa chất, muỗi đã phát triển trở lại từ bọ gậy và tiếp tục truyền bệnh. Vì vậy, chỉ được phun hóa chất sau khi đã loại trừ tất cả các ổ bọ gậy trong vùng dịch. Các biện pháp diệt bọ gậy gồm:

1- Ngăn ngừa muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước (DCCN)

- Các DCCN là có ích hoặc đang sử dụng (như lu thạp, chum vại, bể chứa nước mưa, chậu hoa, cây cảnh), thì biện pháp để ngăn ngừa sự sinh sản của muỗi Aedes sẽ là đậy nắp thật kín hoặc thả cá, mésocyclios.
- Cọ rửa DCCN để loại bỏ trứng muỗi.
- Thay nước ở các lọ hoa, cây thần tài, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ, hoặc bất cứ dụng cụ nào có chứa nước trong nhà ít nhất một lần trong tuần.
- Đổ một lớp dầu, hoặc cho muối ăn vào bẫy kiến.

2- Loại trừ ổ bọ gậy

- Thu dọn rác, trong đó bao gồm cả các đồ vật thải bỏ có thể đọng nước như chai, lọ, bát, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, vỏ hộp nhựa, lốp xe hỏng..., cho vào túi nhựa chuyển tới nơi vận chuyển rác của địa phương hoặc đem chôn.
- Úp ngược các dụng cụ gia đình để ở ngoài vườn không sử dụng đến (như gàu múc nước, xô, chậu, bát, máng nước cho gia súc, gia cầm...).
- Lấp các hốc cây bằng xi-măng hoặc cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông các phần bị tắc.
- Xử lý các kẽ lá cây (chuối, cọ, dừa...) như chọc thủng, hoặc cho hóa chất vào dể diệt bọ gậy.
- Dọn sạch các phần còn lại sau thu hoạch (như vỏ dừa, thân cây dừa), tát cạn nước trong những xuồng máy hoặc lật úp thuyền nhỏ khi không sử dụng.
Trung tâm Truyền thông GDSK Đà Nẵng

Đọc thêm