Chiến tranh lạnh tại Bắc Cực

Tuyên bố trong phiên họp Hội đồng An ninh hôm 17-3, Tổng thống (TT) Nga Dmitry Medvedev nói rằng Nga phải bảo vệ chủ quyền về tài nguyên khoáng sản của mình tại Bắc Cực trong bối cảnh mới do tình trạng thay đổi khí hậu.

Tuyên bố trong phiên họp Hội đồng An ninh hôm 17-3, Tổng thống (TT) Nga Dmitry Medvedev nói rằng Nga phải bảo vệ chủ quyền về tài nguyên khoáng sản của mình tại Bắc Cực trong bối cảnh mới do tình trạng thay đổi khí hậu.

Theo hãng tin AP, TT Medvedev dự báo rằng tiến trình thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ khuấy động tranh chấp do khi băng tan sẽ phơi bày những khu vực mới cho các cuộc thám hiểm.

Ông nói: “Các quốc gia vùng cực khác đã xúc tiến những bước tích cực để mở rộng hoạt động nghiên cứu khoa học, kinh tế và thậm chí sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực”. 

TT Medvedev nói tiếp: “Thật đáng tiếc là chúng ta thấy rõ mưu toan nhằm giới hạn sự tiếp cận của Nga trong việc thám hiểm và phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Cực. Điều này tuyệt đối không thể chấp nhận được theo quan điểm pháp lý và bất công khi đối chiếu với vị trí địa lý và lịch sử của đất nước chúng ta”.

Căn cứ vào nguyên tắc trải dài thềm lục địa, Nga tuyên bố chủ quyền phần lớn đáy biển Bắc Cực. Hồi năm 2007, các nhà khoa học Nga sử dụng tàu ngầm cắm cờ Nga dưới lòng biển Bắc Cực như một hành động tuyên bố chủ quyền tượng trưng.

Nhóm các nhà thám hiểm Nga lên Bắc Cực hồi năm 2007 Ảnh: MVK.RU)

Năm 2008, TT Medvedev đã ký một văn kiện nói rằng vùng cực sẽ là “cơ sở tài nguyên chiến lược” của Nga vào năm 2020. Trong khi đó, Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy đều tìm những cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền nhiều phần ở Bắc Cực - nơi được xem là đang chiếm 1/4  trữ lượng dầu mỏ và khí đốt của địa cầu.

Bà Catherine Loubier, người phát ngôn của Ngoại trưởng Canada Lawrence Cannon, tuyên bố ngay sau lời khẳng định chủ quyền của TT Nga: “Chủ quyền đất liền, hải đảo và vùng biển của khu vực Bắc Cực thuộc Canada được xác lập từ lâu, đã ổn định căn cứ theo lịch sử”.

Bà Loubier lưu ý rằng Canada đã khẳng định việc xây dựng một trạm nghiên cứu ở vùng thượng Bắc Cực và sẽ tiếp tục “xác lập bản đồ vùng biển và nguồn tài nguyên miền Bắc của mình”.

Canada cũng đã tuyên bố triển khai hạm đội tuần tra mới, lập một cảng nước sâu, bố trí và trang bị thêm cho đội quân kiểm tra tại khu vực được cho là chủ quyền của mình tại Bắc Cực. Bà Loubier thông báo sẽ mở cuộc họp các ngoại trưởng Canada, Đan Mạch, Na Uy, Nga và Mỹ nhằm thảo luận về  vấn đề chủ quyền Bắc Cực vào ngày 29-3 tại thành phố Chelsea, tỉnh Québec.

Theo

Đọc thêm