Chồng có thể bị cấm tiếp xúc vợ

Tôi và chồng hiện đang ly thân do anh ấy hay hành hung tôi. Tòa án đã thụ lý đơn xin ly hôn của tôi, nhưng chồng tôi không chịu ly hôn và hăm dọa đánh, giết tôi nếu quyết xin ly hôn. Tôi rất lo lắng không biết phải làm gì?

Chồng có thể bị cấm tiếp xúc vợ?

Chị Trần Thị Tâm (Gò Công Đông - Tiền Giang) hỏi: Tôi và chồng hiện đang ly thân do anh ấy hay hành hung tôi. Tòa án đã thụ lý đơn xin ly hôn của tôi, nhưng chồng tôi không chịu ly hôn và hăm dọa đánh, giết tôi nếu quyết xin ly hôn. Tôi rất lo lắng không biết phải làm gì?

- Theo Điều 21 Luật Phòng chống Bạo lực gia đình (BLGĐ): Khi Tòa án (TA) đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân BLGĐ và người có hành vi BLGĐ, nếu có đủ các điều kiện sau đây thì TA sẽ quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong  thời hạn không quá 4 tháng:

- Có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ, người giám hộ hoặc người đại hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân BLGĐ; Hành vi BLGĐ gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân BLGĐ; Người có hành vi BLGĐ và nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi BLGĐ, nạn nhân BLGĐ, Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân BLGĐ và Viện kiểm sát cùng cấp.

Vậy chị cần làm đơn, kèm theo xác nhận của Hội Phụ nữ xã (nêu trên) và các giấy tờ khác có liên quan chứng minh hành vi BLGĐ gửi đến TAND nơi thụ lý vụ án để xem xét./.

Mẹ có thể khởi kiện thay con được không?

Ông Tô Văn Trân (Hà Trung - Thanh Hóa) hỏi: Con tôi năm nay 17 tuổi, bị người khác gây thương tích phải nằm điều trị ở bệnh viện một thời gian. Vậy con tôi đứng đơn khởi kiện hay tôi đứng đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tại Tòa?

- Theo quy định tại Tiểu mục 1.2 Mục 1 Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Đối với cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Con ông là người chưa thành niên, do vậy ông là người đứng đơn khởi kiện vụ án tại Tòa.

PLVN

Đọc thêm