Chủ đầu tư không được thế chấp "nhà trên giấy"

 Pháp luật hiện hành cho phép tổ chức, cá nhân được thế chấp nhà ở hình thành cho tương lai. Liệu chủ đầu tư có được dùng loại nhà ở này để thế chấp hay không? Đây là thắc mắc của không ít ngân hàng thương mại.  

Pháp luật hiện hành cho phép tổ chức, cá nhân được thế chấp nhà ở hình thành cho tương lai. Liệu chủ đầu tư có được dùng loại nhà ở này để thế chấp hay không? Đây là thắc mắc của không ít ngân hàng thương mại.

Vấn đề đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai vốn là đòi hỏi bức xúc của xã hội. Vì vậy, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, tại Điều 63 đã cho phép tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai (được gọi nôm na là nhà trên giấy) của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng để vay vốn.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng giao cho Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc thế chấp đối với loại tài sản này, làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại và người dân thực hiện. Quy định trên xuất phát từ thực tế có không ít ngân hàng thương mại đã cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai nhưng lại không có sự thống nhất về trình tự, giấy tờ phải nộp…

Liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp.

C một số ngân hàng thương mại cho rằng, ngoài việc hướng dẫn thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đối với tổ chức, cá nhân mua nhà ở của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì dự thảo Thông tư của Bộ Tư pháp cũng cần hướng dẫn cả đối với đối tượng là chủ đầu tư dùng nhà ở hình thành trong tương lai để thế chấp vay vốn ngân hàng. Như vậy, sẽ giải quyết triệt để các vướng mắc, bất cập nảy sinh trong thực tiễn đối với loại nhà ở trên.

Tuy nhiên, Phó cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) Trần Đông Tùng khẳng định, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với đối tượng là chủ đầu tư dùng nhà ở hình thành trong tương lai để thế chấp vay vốn ngân hàng là chưa phù hợp với nguyên tắc pháp chế. Mặt khác, nếu cho phép chủ đầu tư dùng nhà ở hình thành trong tương lai để thế chấp thì dễ dẫn đến “xung đột” về lợi ích giữa ngân hàng với bên mua căn hộ chung cư.

Đồng tình với quan điểm của ông Tùng, hôm qua, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nhấn mạnh: Nghị định 71 đã quy định rất rõ ràng rồi, nếu dự thảo thông tư mở rộng đối tượng là trái với tinh thần của Nghị định 71.

Hoàng Thư

Đọc thêm