Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Huỳnh Đức Hòa tỏ thái độ kiên quyết thu hồi các dự án không triển khai, chậm tiến độ, không đúng nội dung đã phê duyệt ban đầu trong khi có thông tin Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức sẽ kiện vì chuyện này. >>Bầu Đức kiện UBND tỉnh Lâm Đồng Đến nay, Lâm Đồng có tổng số gần 600 dự án được tỉnh này chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp phép cho các nhà đầu tư hoạt động. Tuy nhiên, do thiếu chọn lọc, cân nhắc và xem xét kỹ năng lực tài chính của các nhà đầu tư nên đã phát sinh tình trạng ngày càng có thêm nhiều dự án treo, sang nhượng trái phép gây bất bình trong dư luận địa phương. Bên cạnh đó, không ít dự án còn triển khai sai mục đích ban đầu hoặc đầu cơ bất động sản. Ông Huỳnh Đức Hòa khẳng định: “Hiện ở Lâm Đồng các dự án có quá nhiều nhưng không chịu triển khai. Nếu tập hợp lại tất cả các giấy phép đầu tư đã được cấp thì tôi cho rằng 90% các dự án đều quá hạn và chưa triển khai. Trong đó có rất nhiều dự án đầu tư không đúng theo mục tiêu đề ra mà họ đầu tư là làm các thủ tục để chiếm bất động sản.
|
Trong tổng số 430 dự án đang còn hiệu lực đầu tư ở Lâm Đồng, thì số dự án được các nhà đầu tư triển khai nghiêm túc và đúng tiến độ chỉ chiếm 10% |
Sắp tới, một mặt chúng tôi kiểm tra, thu hồi các dự án không triển khai, hạn chế tiêu cực trong việc đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư từ hướng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng sang chiếm dụng dự án để sang nhượng lẫn nhau. Mặt khác, chúng tôi phải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn”. Cụ thể: cuối năm 2005, người dân TP Đà Lạt đã ngậm ngùi, chấp nhận hi sinh một trường học ở đường Phan Chu Trinh để nhường chỗ cho dự án Trung tâm thương mại Phan Chu Trinh để rồi nơi đây lại mọc lên một khách sạn 4 sao cao đến 7 tầng, 83 phòng. Tiếp đó là dự án Trung tâm siêu thị Đà Lạt Citimart ở đường Phan Đình Phùng, mặc dù Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Huỳnh Phong Tranh đã chỉ đạo kiên quyết là: Tuyệt đối không được thay đổi công năng 2 rạp chiếu phim mini theo thỏa thuận đầu tư ban đầu, nhưng rồi chúng cũng trở thành khách sạn. Trong khi đó, diện tích sàn dành cho cái được gọi là trung tâm siêu thị thì chỉ chiếm chưa đầy 300 m2. Theo ông Hoà, để chấn chỉnh những bất cập trong việc cấp phép đầu tư, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng đã có những động thái tích cực, đặc biệt là kiên quyết thu hồi 170 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 30.000 tỷ đồng, trong đó phần lớn là những dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ và xã hội. Lý do là nhà đầu tư không triển khai dự án hoặc triển khai không đúng tiến độ, không đúng với các nội dung đã được phê duyệt ban đầu. Tuy nhiên, trong tổng số 430 dự án đang còn hiệu lực đầu tư ở Lâm Đồng, thì số dự án được các nhà đầu tư triển khai nghiêm túc và đúng tiến độ chỉ chiếm 10%, còn lại là triển khai đầu tư cầm chừng và không triển khai. Trước khi thông tin này được đăng tải, chiều 6/9, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), cho biết đã gửi đơn đến Tỉnh ủy Lâm Đồng, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng làm sai khi ra thông báo thu hồi 11 căn biệt thự đã cho HAGL thuê làm dự án du lịch. Lý do thu hồi mà UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ra là vì trong dự án thuê hệ thống căn biệt thự cổ cùng toàn bộ đất để thiết lập 1 khu resort, nhà đầu tư này chỉ triển khai nâng cấp, cùng với đập bỏ biệt thự cổ, xây lên 10 biệt thự mới và đã đưa vào hoạt động suốt 5 năm qua. Trong khi đó, với 11 biệt thự cổ còn lại, nhà đầu tư đã thả nổi, bỏ bê từ năm 2004 đến nay, khiến ngày một hoang tàn, có căn thành tụ điểm cho tệ nạn ma túy, và khiến dư luận bức xúc.
Theo Khắc Lịch
Khoa học Đời sống online
Khoa học Đời sống online