Chứng thực chữ ký: Bất đắc dĩ phải “chứng” gián tiếp?

 Cơ chế một cửa áp dụng nhiều năm nay ở cơ sở đã tỏ rõ một lợi thế nổi bật, đó là tách bạch giữa các bộ phận hành chính với người dân để hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu. Việc ấn định thời hạn trả hồ sơ tại bộ phận một cửa cũng là một tiêu chí để người dân được giải quyết công việc của mình một cách nhanh chóng, đúng pháp luật. Thế nhưng, cạnh đó cơ chế một cửa với một số quy định hiện hành cũng đã có sự “vênh” nhau.

Cơ chế một cửa áp dụng nhiều năm nay ở cơ sở đã tỏ rõ một lợi thế nổi bật, đó là tách bạch giữa các bộ phận hành chính với người dân để hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu. Việc ấn định thời hạn trả hồ sơ tại bộ phận một cửa cũng là một tiêu chí để người dân được giải quyết công việc của mình một cách nhanh chóng, đúng pháp luật. Thế nhưng, cạnh đó cơ chế một cửa với một số quy định hiện hành cũng đã có sự “vênh” nhau.

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

Khoản 2 điều 17 về thủ tục chứng thực chữ ký theo quy định của Nghị định 17/CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định “người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực”. Cũng theo quy định thì trưởng, phó phòng tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực… và đóng dấu của phòng Tư pháp.

Tuy nhiên, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 93 ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu của tổ chức, công dân liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính, trong đó có chứng thực chữ ký phải qua bộ phận một cửa. Việc tiếp nhận hồ sơ được giao cho cán bộ là chuyên viên giúp việc thụ lý, kiểm tra. Sau khi kiểm tra, hồ sơ mới được chuyển lên cho lãnh đạo phòng tư pháp ký chứng thực.

Như vậy, chiểu theo quy định của Nghị định 79/CP, đương nhiên, người yêu cầu chứng thực đã không ký trước mặt lãnh đạo phòng Tư pháp (vì hồ sơ nhận thông qua bộ phận một cửa). Trường hợp có gian dối, giả mạo, gây thiệt hại thì trước hết cán bộ ký chứng thực phải chịu trách nhiệm, vì suy cho cùng quy định nói trên của Nghị định 79/CP đã không được thực hiện.

Nhưng, thực hiện cơ chế một cửa, lãnh đạo phòng Tư pháp cũng không thể “chầu chực” tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ để “chờ” người đến chứng thực chữ ký. Một phần vì hiện nay, nhân sự của các phòng Tư pháp còn rất thiếu, lãnh đạo phòng ngồi bộ phận một cửa sẽ gây nên “trận địa trống” trong các lĩnh vực khác. Phần nữa, lãnh đạo phòng Tư pháp cũng không phải là “biên chế” của bộ phận một cửa nên không thể “cắm chốt” ở đó. Trong khi công dân thì không được phép lên phòng lãnh đạo để yêu cầu ký chứng thực, bởi mục tiêu của cơ chế một cửa cũng là tránh tiếp xúc trực tiếp giữa dân và người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu để tránh vòi vĩnh, tiêu cực.

Để giải quyết “mắc mớ” này, một số nơi như ở Hà Nội lại có cách tổ chức riêng. Ví dụ như ở quận Hai Bà trưng, việc thực hiện cơ chế một cửa được tổ chức ngay tại phòng Tư pháp (để đảm bảo ký trước mặt người thực hiện chứng thực). Nhưng ở Cầu Giấy hoặc một số đơn vị khác thì vẫn bố trí theo cơ chế một cửa như nói trên, tức là lãnh đạo Phòng tư pháp ký vẫn ký chứng thực kiểu “gián tiếp”

Nhiều địa phương đề nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện thống nhất nội dung nói trên, sao cho vừa cải cách hành chính hiệu quả, vừa đảm bảo đúng quy định của Nghị định 79/CP.

P.V

Đọc thêm