Chứng thực khi tặng cho tài sản

Ông  Nguyễn Văn Tuấn, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội hỏi: Tôi muốn cho con gái đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của vợ chồng  tôi. Nhưng khi tôi đến UBND phường yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy đề nghị cho con gái đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì bị cán bộ chứng thực từ chối và yêu cầu tôi phải đến cơ quan công chứng. Xin hỏi việc hướng dẫn của cán bộ chứng thực phường như vậy là đúng hay sai?

Ông  Nguyễn Văn Tuấn, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội hỏi: Tôi muốn cho con gái đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của vợ chồng  tôi. Nhưng khi tôi đến UBND phường yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy đề nghị cho con gái đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì bị cán bộ chứng thực từ chối và yêu cầu tôi phải đến cơ quan công chứng. Xin hỏi việc hướng dẫn của cán bộ chứng thực phường như vậy là đúng hay sai?

Việc bác cho con gái đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở về bản chất là thực hiện việc cho tặng. Do đó, vợ chồng bác cần đến tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng tặng cho nhà ở. Bởi theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì: “Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung giấy tờ, văn bản”.

Như vậy, việc chứng thực chữ ký chỉ áp dụng đối với những trường hợp đơn giản mà người yêu cầu chứng thực có thể tự chịu trách nhiệm về nội dung của văn bản đó. Còn đối với những trường hợp phức tạp như hợp đồng, giao dịch… thì không phải là việc đơn giản mà người yêu cầu chứng thực có thể tự chịu trách nhiệm về nội dung của văn bản đó. Hệ thống pháp luật hiện hành đã có hàng loạt những quy định cụ thể để điều chỉnh những loại việc này và việc thực hiện những loại việc này phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định. 

T.Hương

Đọc thêm