Chuyển đổi số trong “Cách mạng Công nghiệp 4.0”: Hạ tầng CNTT phải đi trước một bước

(PLO) - Ngày 6/9, Diễn đàn Cấp cao công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2017 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đọc diễn văn khai mạc ICT Summit 2017. Ảnh VNN
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đọc diễn văn khai mạc ICT Summit 2017. Ảnh VNN

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực, phát huy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh, đào tạo nguồn nhân lực CNTT…

Từ giữa năm 2017, năng lực đổi mới sáng tạo Việt Nam tăng 12 bậc, lần đầu đứng thứ 47 trên thế giới, trong đó kể đến sự đóng góp của CNTT. Chỉ số về Chính phủ điện từ công bố tháng 7/2017 Việt Nam tăng 10 bậc (đứng thứ 89). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những nỗi lo là Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về vấn nạn spam, mã độc tấn công mạnh trong các doanh nghiệp, cơ quan…

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Chúng ta phải kết nối chặt chẽ giữa Nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0 này. Chúng ta cần phải cởi mở, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Trong CNTT phải kết nối, chia sẻ với nhau, phải xây dựng hạ tầng CNTT thật mạnh”.

Thay vì trước đây làm những dịch vụ nhỏ, làm  được ngay thì nay cần phải làm một cách bài bản, chuyên nghiệp hơn. Từ kiến trúc chung cho đến trung tâm dữ liệu và cao hơn là tiến tới để có dữ liệu mở… Đầu tiên từ các bộ ngành, sau đó là các doanh nghiệp và mọi người phải chia sẻ, kết nối dữ liệu. Chỉ như vậy thì mọi ứng dụng mới được thuận lợi, mới có “mỏ” cho mọi doanh nghiệp CNTT, doanh nghiệp CNTT tương lai, startup tương lai mới có đất để làm ra sản phẩm mới, đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Nếu như 2 năm trước, chúng ta phát động thuê dịch vụ CNTT, như: Bảo hiểm y tế, các tỉnh thành đồng loạt kết nối, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nhưng qua làm việc với các địa phương, tại các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, dù doanh nghiệp đã cam kết nhưng phần mềm vẫn chưa chạy thông suốt. Để đẩy mạnh thuê dịch vụ CNTT, các doanh nghiệp CNTT cũng cần phải có phần mềm độ tin cậy cao, chạy được trong các trường hợp…

 “Phải xây dựng hạ tầng CNTT hoàn chỉnh, đi trước một bước so với nhu cầu phát triển đặc biệt là hạ tầng băng thông rộng, 4G, tiến tới 5G; đẩy mạnh thuê ngoài dịch vụ CNTT, các cơ quan nhà nước phải mạnh dạn hơn nữa trong thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng và thuê dịch vụ CNTT”, Phó Thủ tướng lưu ý. 

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng 5khẳng định, vấn đề chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là trung tâm của cuộc cách mạng 4.0. Ông cũng kêu gọi toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp nhập cuộc quyết liệt, mạnh mẽ. “Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ luôn song hành, hỗ trợ cùng cộng đồng doanh nghiệp”, ông Tuấn cam kết. 

“Chúng ta đã nói với nhau nhiều lần. Đất nước còn rất nghèo, đất nước chỉ bứt lên được nếu chúng ta có sự đột phá. Nhiều lần tôi đã nói rằng, chỉ số kinh tế là vô cùng quan trọng. Chúng ta có thu nhập đứng thứ 125 trên thế giới. Các tổ chức quốc tế đã chỉ ra rằng, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, 20 năm tới đây Việt Nam phải tăng thu nhập tối thiểu trên đầu người 7%, tăng GDP 7,5-8%/năm. Tăng trưởng phải bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường, thuần phong mỹ tục… Chúng ta có chịu thua không, chúng ta có dám dấn thân không?”, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi trên, đồng thời cho rằng, nếu nhân lực là chuyện “con trâu đi trước, cái cày theo sau” thì không bao giờ thoát được, bài toán chỉ có thể giải được từ chính nguồn nhân lực tập trung vào những lĩnh vực mới, có thể tạo ra những bước phát triển đột phá.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng khẳng định, vấn đề chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là trung tâm của cuộc cách mạng 4.0. Ông cũng kêu gọi toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp nhập cuộc quyết liệt, mạnh mẽ. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ luôn song hành, hỗ trợ cùng cộng đồng doanh nghiệp”, ông Tuấn cam kết. 

Đồng quan điểm trên, TS.Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế nhìn nhận, Việt Nam không nên tiếp cận một cách rụt rè mà cần phải “lao vào cuộc chơi, lên ngay con tàu cách mạng công nghiệp 4.0”. 

Đọc thêm