Xây dựng thành phố thông minh: Bắt đầu từ đâu?

(PLVN) - Xây dựng đô thị thông minh, chính quyền thông minh, thành phố thông minh… là một yêu cầu bức thiết khi chuyển đổi số đã len lỏi vào từng góc cạnh cuộc sống. Nhưng bắt đầu từ đâu luôn là câu hỏi làm đau đầu lãnh đạo các tỉnh thành phố.
Lễ khai trương Trung tâm điều hành thông minh Tây Ninh.
Lễ khai trương Trung tâm điều hành thông minh Tây Ninh.

Một câu chuyện từ Lâm Đồng

Ở Lâm Đồng, nhu cầu số hóa, xây dựng một TPTM là rất lớn nhưng nguồn lực hạn chế nên phải có phương án tiếp cận nhanh và phù hợp với đặc thù, thế mạnh của địa phương. Vì vậy, dưới sự tư vấn của VNPT, Đề án “Xây dựng Đà Lạt trở thành TPTM” giai đoạn 2018-2025 xác định lộ trình thực hiện theo 4 trụ cột chính: Quản trị, đời sống, môi trường và kinh tế. 

“Nếu làm hết tất cả cùng lúc thì không kham nổi, do vậy VNPT khuyên tỉnh phải có lộ trình rõ ràng, cụ thể. Trong các lĩnh vực này Lâm Đồng đang tập trung xây dựng chính quyền số, chính phủ điện tử, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm tối đa các khoản chi phí không cần thiết cho người dân. Chúng tôi đã tập trung ưu xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử, áp dụng công nghệ  số vào du lịch, sản xuất nông nghiệp thông minh, lĩnh vực quản lý rừng và môi trường, giáo dục đào tạo, y tế và quản lý đô thị. Vài năm gần đây, Lâm Đồng là một trong những tỉnh có lĩnh vực ứng dụng CNTT khá mạnh. Năm ngoái đứng thứ 3-5/63 tỉnh thành cả về ứng dụng CNTT”, ông Phạm Văn Đa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đa, nói.

Còn ông Nguyễn Viết Vân, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng, cũng cho biết, khác với các nơi khác, Lâm Đồng đã triển khai thành phố thông phát triển những tiện ích trên nền thành phố sẵn có, tức là phát triển các tiện ích công nghệ, phần mềm sẵn có rồi sau cùng mới tích hợp vào Trung tâm điều hành thông minh (IOC - Intelligent Operation Center). Quá trình đó, Lâm Đồng không chi ngân sách lớn vào để đầu tư hạ tầng ngay từ đầu mà lựa chọn phương án đi thuê, xã hội hóa. Cách làm này không chỉ làm giảm áp lực ngân sách nhà nước, không tăng nhân lực, biên chế cho từng bộ phận quản lý mà còn tạo sự minh bạch trong đầu tư, đồng thời giúp cho quá trình xây dựng thành phố thông minh Đà Lạt có được những lựa chọn tối ưu, hiệu quả.

“Ngay từ đầu chúng tôi xác định triển khai TPTM phải có hiệu quả. Tức là phải đồng bộ giữa các sở ngành, địa phương. Tiếp đến là phải chọn các doanh nghiệp, tập đoàn có năng lực, kinh nghiệm. Các doanh nghiệp này phải phối hợp lâu dài với địa phương, về hậu mãi, bảo dưỡng vận hành. VNPT là đơn vị đáp ứng tất cả các nhu cầu đó một cách tốt nhất”, ông Vân nói.

Trung tâm điều hành thông minh Đà Lạt.
Trung tâm điều hành thông minh Đà Lạt. 

Đồng hành trên hành trình đó là một đối tác tin cậy, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu, giải mọi bài toán khó cho Đà Lạt là VNPT. Nói như ông Trần Thanh Nam, Giám đốc VNPT Lâm Đồng, là “Chúng tôi là người Đà Lạt xây dựng TPTM cho người dân Đà Lạt nên không cần phải “làm màu” để lấy điểm, không đặt yếu tố lợi nhuận lên trên hết mà đặt sự lợi ích, thuận lợi của người dân, doanh nghiệp, chính quyền lên trên hết. Có như vậy, TPTM Đà Lạt mới được người dân hào hứng đón nhận và ủng hộ. Đó là thành quả lớn nhất mà chúng tôi nhận được”.

Trung tâm điều hành thông minh: “bộ não số” của các địa phương!

Trung tâm điều hành thông minh (IOC) được ví như “bộ não số” của tỉnh với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển trung tâm, tạo ra một cái nhìn toàn cảnh về tỉnh/thành phố trên mọi lĩnh vực.

Trung tâm chức năng trọng tâm của IOC gồm: Giám sát, điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; chỉ tiêu báo cáo, thống kê; Giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; Giám sát quản lý, sử dụng đất đai; Giám sát, điều hành an ninh trật tự công cộng; an toàn giao thông; Tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; Giám sát chất lượng môi trường; Giám sát, điều hành lĩnh vực y tế; lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực du lịch và Giám sát thông tin trên Internet.

Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và Tập đoàn VNPT khai trương Trung tâm IOC Tây Ninh.
 Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và Tập đoàn VNPT khai trương Trung tâm IOC Tây Ninh.

Đà Lạt là thành phố đầu tiên trên cả nước đưa trung tâm điều hành thông minh vào động (tháng 12/2019). Trong năm 2020, VNPT tiếp tục cùng các địa phương như Hà Nam, Cao Bằng; đang triển khai cho khoảng 10 tỉnh: Hà Giang, Tiền Giang, Bình Phước, Phú Thọ, Ninh Bình, Tây Ninh, Lào Cai… đưa các trung tâm IOC vào vận hành, hoạt động.

Mới đây nhất ngày 3/7/2020, Trung tâm IOC Tây Ninh được khai trương. Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh của Tây Ninh bao gồm các phân hệ quản lý quan trọng: Hệ thống báo cáo thông tin kinh tế xã hội giúp tập hợp và thống kê số liệu kinh tế, xã hội của tỉnh, hỗ trợ cho lãnh đạo UBND tỉnh trong việc chỉ đạo các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Hệ thống giám sát môi trường giúp thống kê, tổng hợp số liệu giám sát môi trường nước, không khí, nhiệt độ, độ ẩm tại các trạm thuỷ văn của tỉnh, hỗ trợ Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý chất lượng môi trường; Hệ thống an toàn thông tin giúp theo dõi các cảnh báo về các nguy cơ tấn công mạng của các loại virus, mã độc... trong hệ thống mạng diện rộng của tỉnh bao gồm các cơ quan nhà nước từ tỉnh xuống tới cấp xã, để kịp thời xử lý và khắc phục; Hệ thống giám sát thông tin mạng xã hội giúp cho cơ quan, tổ chức lắng nghe, thu thập thông tin về lĩnh vực quản lý của cơ quan, tổ chức trên các kênh thông tin để từ đó theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân và đưa ra những chính sách phù hợp; Dữ liệu hành chính công giúp thống kê, báo cáo kết quả thực hiện công tác giải quyết thủ tục hành chính của Trung tâm hành chính công của tỉnh. 

Hệ thống các chỉ số gồm: thống kê hồ sơ tồn theo tháng, tình hình tiếp nhận hồ sơ, thống kê hồ sơ quá hạn, thống kê hồ sơ chưa xử lý, thống kê hồ sơ đã xử lý, thống kê tình hình trả hồ sơ. Bên cạnh đó, còn có các biểu thống kê chi tiết của từng sở, ngành và UBND huyện, thành phố; Dữ liệu ngành Y tế giúp tổng hợp, thống kê, báo cáo số liệu công tác khám, chữa bệnh của hệ thống y tế công lập toàn tỉnh…

Bên cạnh đó, hệ thống camera giám sát an ninh trật tự, phân tích thông minh sẽ giúp theo dõi, phân tích hình ảnh (nhận diện biển số, nhận diện khuôn mặt, ghi nhận vi phạm giao thông...), hỗ trợ các cơ quan quản lý thực thi các biện pháp chấn chỉnh. Theo đó, VNPT xây dựng hệ thống máy chủ vận hành, kết nối các camera hiện trường hiện có của tỉnh vào hệ thống quản lý, phân tích đưa lên hệ thống IOC. Cuối cùng là hệ thống quản lý thông tin đất đai VNPT-iLis giúp thống kê thông tin đất đai (bản đồ thửa đất), thông tin quy hoạch đất đai và một số thống kê chuyên ngành địa chính.

Sau 6 tháng đi vào hoạt động, từ Trung tâm điều hành thông minh Thành phố Đà Lạt, các lãnh đạo thành phố Đà Lạt có thể quản lý và giám sát từ tổng thể đến chi tiết từng tình huống diễn ra trên địa bàn thành phố với 12 phường và 4 xã trực thuộc một cách trực quan và liên tục nhờ hệ thống camera độ phân giải cao được lắp đặt trên các trục đường chính của thành phố Đà Lạt. 

Lễ khai trương IOC TP.Hà Giang.
 Lễ khai trương IOC TP.Hà Giang.

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Hà Nam được khai trương vào tháng 3/2020.  Hiện, Trung tâm IOC của tỉnh Hà Nam đã tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin hiện có của các sở, ngành về Trung tâm điều hành. Bên cạnh đó, Trung tâm IOC còn là nơi phân tích dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo, hỗ trợ ra quyết định ở nhiều lĩnh vực khác đảm bảo hiệu quả cao, tăng tính tương tác hai chiều giữa người dân và chính quyền. Trung tâm IOC tỉnh Hà Nam ra mắt là một dấu mốc mới trong giai đoạn xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh, đóng vai trò hỗ trợ công tác giám sát và điều hành thông qua các chỉ số ở các lĩnh vực vừa tham gia, kết nối hình thành hệ thống thông tin báo cáo quốc gia góp phần đẩy nhanh hiệu quả chuyển đổi số của chính quyền và các lĩnh vực của đời sống...

Ngày 06/6/2020, Tập đoàn VNPT đã cùng tỉnh Cao Bằng xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Cao Bằng.  Phát biểu tại buổi Lễ triển khai thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020 - 2025 giữa UBND tỉnh Cao Bằng và Tập đoàn VNPT, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, đã thay mặt đội ngũ lãnh đạo VNPT cam kết sẽ tiếp tục huy động đội ngũ cán bộ, chuyên gia tốt nhất, triển khai thực hiện các kế hoạch để đảm bảo việc hợp tác giữa hai bên hiệu quả, thiết thực.

Đây cũng là quan điểm thống nhất của lãnh đạo Tập đoàn VNPT, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong việc triển khai IOC của VNPT tại tất cả các địa phương. Được biết, để cùng các tỉnh/thành phố triển khai hiệu quả IOC, Tập đoàn VNPT đã và đang tập trung đầu tư nguồn lực, công nghệ, tài chính, nhân lực để phát triển cơ sở hạ tầng Viễn thông - CNTT nhằm cung cấp những sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ICT tốt nhất. 

Đọc thêm