Người viết lên tên tuổi gạo Thần Nông Ong Biển

(PLVN) - Có mặt tại thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu vào một sáng tháng 3, chúng tôi có dịp gặp gỡ ông Trần Ngọc Nam - Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam Ong Biển. 
Ông Trần Ngọc Nam phát biểu trong lễ công bố hợp chất MA & MB có trong gạo “Thần nông Ong Biển”.
Ông Trần Ngọc Nam phát biểu trong lễ công bố hợp chất MA & MB có trong gạo “Thần nông Ong Biển”.

Với dáng người rắn rỏi, mạnh mẽ, cách nói chuyện thân tình, giản dị như một nhà nông thực thụ, ít ai biết rằng ông là người đứng đầu tại một trong những Tập đoàn lớn mạnh mang tên Đại Nam Ong Biển. 

Vì một nền nông nghiệp sạch

Đích thân Tổng giám đốc Trần Ngọc Nam trực tiếp dẫn chúng tôi tham quan Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển tại ấp 4, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,  là một trong nhiều tổ hợp nhà máy thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Nam Ong Biển. 

Dạo một vòng quanh nhà máy, chúng tôi nhận thấy một số máy móc tại đây được chế tạo với nhiều tính năng khác biệt, không giống với các loại máy móc thường thấy. Qua trao đổi, ông Nam cho biết, phần lớn máy móc đang lắp đặt tại nhà máy này do chính ông tự lên phương án thiết kế rồi nghiên cứu gia công lắp ráp trong nước.

Một phần nhờ vào "Công nghệ Ong Biển”, sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển tại đây trở thành nhân tố quyết định đến sự thành công của ông Trần Ngọc Nam và thương hiệu tập đoàn ngày nay.

Bằng khen của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch tặng cho Công ty TNHH - SX - TM Đại Nam.
 Bằng khen của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch tặng cho Công ty TNHH - SX - TM Đại Nam.

Để có kết quả như ngày hôm nay, ông luôn đặt trăn trở về lợi ích của nhà nông lên trên hết.Trước khi đưa phân bón Ong Biển đến với người trồng, ông Nam luôn cử cán bộ kỹ thuật của nhà máy đồng hành cùng bà con nông dân tính toán mức chi phí đầu tư phân bón sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 

Đồng thời, tư vấn, cung cấp những thông tin hữu ích về giá mua, giá bán nông sản hữu cơ sạch trong từng thời điểm để người trồng quyết định bán ra cho hợp lý. “Phải bằng cách nào đó đưa nền nông nghiệp sạch đến với người dân, không tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe trong quá trình canh tác và trên hết là bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng”  ông Nam chia sẻ. 

Viết nên tên tuổi gạo “Thần Nông Ong Biển”

Tiếp nối những thành công từ phân bón hữu cơ, cộng với quyết tâm nỗ lực cải thiện một nền nông nghiệp sạch cho nước nhà, ông Nam đã mạnh dạn gieo trồng hàng ngàn hecta diện tích lúa hữu cơ tại các vùng miền trong cả nước.

Kết quả, lúa canh tác theo quy trình công nghệ Ong Biển chín đều, hạt chắc, thon, dài và đặc biệt là trong hạt lúa,sản phẩm gạo hữu cơ Ong Biển có hai hợp chất Momilactone A và Momilactone B cao gấp hàng trăm lần so với các loại lúa gạo ở Nhật Bản. Đây là phát hiện khoa học mới nhất của PGS. TS Trần Đăng Xuân, trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh trường Đại học Hiroshima Nhật Bản.

PGS. TS Trần Đăng Xuân đánh giá cao kết quả của sản phẩm gạo hữu cơ Ong Biển, đặc biệt thành phần dinh dưỡng là 2 hợp chất Momilactone A và Momilactone B, có khả năng chống bệnh tiểu đường, chống béo phì và bệnh gout thông qua khả năng ức chế hoạt động của các enzym liên quan đến các bệnh này. Theo ông Xuân, phát hiện này sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong giới khoa học về sinh lý thực vật trên thế giới, đặc biệt là trên cây lúa.

Trăn trở làm thiện nguyện

Bên cạnh những cống hiến giá trị cho nền nông nghiệp sạch, ông Nam đã vận động, lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến với toàn Công ty Đại Nam Ong Biển.Cụ thể mới đây, tháng 01/2021 tại huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, công ty đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Xuyên Mộc tổ chức thăm và tặng quà cho 50 gia đình thuộc diện chất độc da cam/dioxin trên địa bàn huyện.

Trước đó, để chung tay, góp sức cùng Chính Phủ đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, ông Trần Ngọc Nam cũng đã đóng góp 450 tấn gạo hữu cơ Ong Biển cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phục vụ chăm sóc điều trị các ca dương tính nhiễm dịch Covid-19 và kế hoạch cách ly đối với những cá nhân, tập thể, địa phương có ổ dịch, xảy ra tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm. 

Thông tin thêm cho chúng tôi về việc đóng góp số lượng gạo trên, ông Nam cho biết, ông hoàn toàn tin tưởng vào chủ trương phòng chống dịch của Chính phủ nên ủng hộ với tinh thần quyết tâm cao độ. 

Giấy chứng nhận Gạo Ong Biển đã vượt qua hàng trăm chỉ tiêu kiểm định của SGS Thụy Sỹ.
Giấy chứng nhận Gạo Ong Biển đã vượt qua hàng trăm chỉ tiêu kiểm định của SGS Thụy Sỹ.  

Thành tích đáng tự hào 

Với các nỗ lực không mệt mỏi, tháng 8/2019, trong buổi Hội thảo khoa học " Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam cho ông Trần Ngọc Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Nam Ong Biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vì đã có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ tài năng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019.

Đặc biệt, ông Nam đã có một đóng góp rất ý nghĩa trong việc cứu chữa cây Trường Xanh trước Nhà 67 – nơi Bác Hồ kính yêu trải qua những ngày cuối đời khi cây này đã chết 90%, thân cây, rễ cây bị sâu đục thân khoét sạch, nguy cơ cây chết trong thời gian ngắn. Mặc dù đã mời rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước về nghiên cứu những vẫn không chữa trị được. Thế nhưng khó ai ngờ, 3 ngày giành giật với tử thần, ông Nam đã trả về cây Trường Xanh xanh tươi, đâm chồi nẩy lộc.

Cây trường xanh trước nhà 67 tại Phủ Chủ tịch sau khi được phục hồi.
 Cây trường xanh trước nhà 67 tại Phủ Chủ tịch sau khi được phục hồi. 

Trước những thành tích đáng tự hào, ông Trần Ngọc Nam cũng đã vinh dự nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đã có thành tích xuất sắc góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Bên cạnh những thành tích nổi bật đạt được, Tổng giám đốc Trần Ngọc Nam còn là niềm tự hào của tập thể cán bộ - công nhân viên Công ty Đại Nam khi là người viết nên tên tuổi cho thương hiệu gạo “Thần nông Ong Biển” ngày nay.

Đọc thêm