Chuyện tình lãng mạn của cô chủ quán K’Ho Coffee

(PLO) - Vẻ đẹp ngoại hình cộng với cách nói chuyện có duyên của Rolan đã hút hồn chàng trai trẻ. Josh bị cuốn vào vòng xoay, nhảy múa quanh đống lửa, say đắm trong vòng tay thiếu nữ mới quen...
Chuyện tình lãng mạn  của cô chủ quán K’Ho Coffee

Đến khám phá miền đất Lang Biang (thị trấn Đơn Dương, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) huyền thoại, có một quán cà phê nhỏ níu chân du khách có tên gọi K’Ho Coffee. Tại đây, du khách không chỉ được thưởng thức cà phê sạch của người K’Ho mà còn được nghe câu chuyện cổ tích giữa đời thường về mối tình lãng mạn của chủ quán - cô gái dân tộc K’Ho Cơ Liêng Rolan (SN 1987) và vị hôn phu Josh Guikema (SN 1983, quốc tịch Mỹ).

Chuyện tình dưới chân núi Lang Biang

Năm 2009, khi đã tốt nghiệp đại học ở Mỹ, Josh đến Việt Nam du lịch. Khi dừng chân ghé thành phố Đà Lạt mộng mơ, Josh thấy nhiều cảnh đẹp, người dân thân thiện nên xin vào làm việc tại một công ty chuyên tổ chức tour du lịch bằng xe Vespa từ TP HCM đi các tỉnh để có cơ hội khám phá thêm. Việc làm này không chỉ giúp Josh có thêm thu nhập để mà còn bồi đắp nhiều kiến thức văn hóa, trải nghiệm rất quý giá đối với chàng trai ưa khám phá.

Một đêm trăng giữa năm 2010, Josh Guikema xem biểu diễn cồng chiêng trên đồi Mộng Mơ, thành phố Đà Lạt. Chàng trai 26 tuổi đã trúng “tiếng sét ái tình” bởi vẻ đẹp ngây thơ, hoang dã của cô gái dân tộc Rolan. Về phần Rolan, cô cũng vừa tốt nghiệp đại học nhưng bản thân thành thạo tới 2 ngoại ngữ. Vẻ đẹp ngoại hình cộng với cách nói chuyện có duyên của Rolan đã hút hồn chàng trai trẻ. Josh bị cuốn vào vòng xoay, nhảy múa quanh đống lửa, say đắm trong vòng tay thiếu nữ mới quen.

Để rồi khi vũ điệu kết thúc, Josh vẫn chuếnh choáng trong men tình không dứt, đến mức ngay hôm sau anh đích thân tìm đến tận nhà của Rolan. Đến tận bây giờ Josh vẫn nhớ như in cảm giác hạnh phúc xen lẫn hồi hộp khi anh đứng trước ngôi nhà sàn của Rolan ở buôn Bnơr’C dưới chân núi Lang Biang huyền thoại. Và ngay lúc đó, trong tim anh cháy lên khao khát anh phải chinh phục được Rolan để sau này hai đứa cũng xây dựng cho tổ ấm của mình một ngôi nhà sàn xinh đẹp, ấm áp như thế này.

Sau cuộc gặp gỡ định mệnh ấy, Josh xin số điện thoại và thường xuyên liên lạc với Rolan nhưng cô gái dù biết tới 2 ngoại ngữ này nói chuyện rất miễn cưỡng vì cô chưa thực sự tin tưởng tình yêu của anh chàng đẹp trai đến từ nửa vòng trái đất. Gần hai năm trôi qua mà Rolan vẫn hững hờ nên Josh buồn bã trở về Mỹ. Khi nghe Josh tâm sự chuyện tình yêu với cô gái Việt, mẹ của Josh quyết định cùng anh sang du lịch Việt Nam để gặp Rolan. Bà đã gặp gỡ, thuyết phục cô gái đa tài, có vẻ đẹp thuần khiết của núi rừng Tây Nguyên đón nhận tình yêu của con trai mình.

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Câu thơ này thật đúng với Josh khi anh quyết định chọn Đơn Dương- mảnh đất của tình yêu và huyền thoại làm nơi lập nghiệp bằng con đường phát triển thương hiệu cà phê sạch của người K’Ho. Với tình yêu của Rolan làm động lực, Josh vận động người dân trong buôn và cả những vùng lân cận mở rộng diện tích cà phê, anh sẵn sàng đến tận nơi hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê cho nông dân để cà phê của các hộ đều đạt chất lượng cao và đồng đều nhằm đáp ứng các đơn hàng lớn.

Năm 2012, lô hàng 10 ký cà phê làm thành công đầu tiên của họ được bán hết ngay. Năm tiếp theo, Josh mạnh dạn mang sản phẩm đi tham dự Organic Famers’ Market tại TP HCM và được đông đảo khách hàng hồ hởi đón nhận. Sau đó, người đại diện của Cty Real Speliality Coffee Roaster đã tìm đến tận thôn Bonneur C để khảo sát quy trình sản xuất và quyết định đặt mua 20 tấn mỗi năm nhưng anh phải từ chối vì làm không xuể và để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chất lượng.

Năm 2014, Rolan và Josh chính thức tổ chức đám cưới. Lễ cưới kéo dài suốt 3 ngày đêm theo phong tục của người K’Ho. Chàng Tây mặc áo thổ cẩm, đóng khố sánh vai cùng cô dâu dâng lễ vật cúng bái để xin thần linh chấp thuận cuộc hôn nhân này. Theo luật tục của người K’Ho, Josh về ở rể trong nhà vợ. Anh tự tay thiết kế căn nhà gỗ xinh xắn giữa vườn cà phê làm nơi tiếp đón du khách đến thưởng thức và mua cà phê.

Tự tin K’Ho Coffee mang lại hương vị arabica thuần túy, tinh khiết bậc nhất, vợ chồng Josh đã mang đi tham dự hội chợ Organic Famers’ Market tại TP HCM. Sau đó, Cty Real Speciality Coffee Roasters đã tìm đến tận thôn Bnơr’C để khảo sát quy trình sản xuất K’Ho Coffee và quyết định đặt mua 20 tấn mỗi năm nhưng Josh chưa đủ sản phẩm để cung ứng.

Mày mò suốt ba năm, tháng 7/2015, Rolan và Josh mới ưng ý với sản phẩm cà phê của mình. Chuyện đặt tên thương hiệu cũng là chuyện đau đầu. Rolan nhớ lại: “Hai đứa bàn đi tính lại mãi cũng chưa ưng ý với cái tên nào. Một hôm tôi nghĩ tại sao không làm cái gì của người K’Ho mình để nếu mình thành công thì sẽ giúp ích được cho nhiều bà con. Thế là bật ra cái tên K’Ho Coffee. Lại mất một năm hai đứa mới nghĩ ra logo. Bao bì được họ dùng giấy màu vàng của hạt cà phê chưa rang nên cũng rất đẹp và gợi hứng.

Vợ chồng Rolan và Josh thành lập Công ty TNHH Sản xuất, thương mại, dịch vụ K’Ho. Họ đầu tư dây chuyền rang xay cà phê để có sản phẩm đạt chuẩn phục vụ du khách. Hiện họ đã có một bé trai kháu khỉnh tên là Lee Herry Guikema Cơ Liêng. Căn nhà hạnh phúc của họ do Josh tự thiết kế nằm ở lưng chừng đồi, bao quanh là vườn cà phê arabica, hàng ngày tiếp đón rất nhiều du khách.

Đọc thêm