Có được tiếp nhận lao động chưa đủ 15 tuổi?

Trẻ em chưa đủ 15 tuổi nếu muốn đi làm kiếm thêm thu nhập giúp gia đình thì chủ sử dụng lao động có được phép tiếp nhận?. Những công việc nào được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc và trong điều kiện nào thì cấm sử dụng lao động chưa thành niên?.

Trẻ em chưa đủ 15 tuổi nếu muốn đi làm kiếm thêm thu nhập giúp gia đình thì chủ sử dụng lao động có được phép tiếp nhận?. Những công việc nào được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc và trong điều kiện nào thì cấm sử dụng lao động chưa thành niên?.

Để giải thích rõ vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. 
trẻ em đang bị sử dụng sức lao động trái pháp luật
trẻ em đang bị sử dụng sức lao động trái pháp luật
Làm rõ độ tuổi của lao động trẻ em
Vậy trẻ em chưa đủ 15 tuổi là trẻ trong độ tuổi bao nhiêu?. Lâu nay một số chủ sử dụng lao động khi bị cơ quan chức năng xử phạt vì hành vi nhận trẻ chưa đủ tuổi lao động vào làm việc thường nại ra lý do và giải thích rằng, trẻ từ 9 tuổi đến 12 tuổi cũng là trẻ em chưa đủ 15 tuổi và các em tự nguyện xin được đi làm.
Về vấn đề này, dự thảo quy định rõ điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, đó là trẻ em phải đủ 13 tuổi. Riêng trẻ em tham gia biểu diễn nghệ thuật phải đủ 8 tuổi; đối với một số trường hợp đặc biệt phải sử dụng trẻ em chưa đủ 8 tuổi do Bộ Văn hoá -Thể thao và Du lịch quyết định.
Theo quy định, những công việc sau đây sẽ được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc: diễn viên múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối...), điện ảnh; các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chẩm nón, dệt chiếu, nghề trống (trừ các công việc phải sử dụng đến các máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các công việc phải mang vác thủ công với khối lượng lớn); các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, đan võng, làm tranh Đông Hồ, làm chổi, mây tre đan; vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, cầu mây, cờ vua, cờ tướng...
Ngoài ra, một số nghề, công việc khác như sản xuất thảm bèo lộc bình, chẩm nón, nuôi tằm, chế biến chè búp khô, chấm vẽ men gốm, vệ sinh hoa quả tươi và cho vào bị nilon, hái chè, lột vỏ, phân loại tôm nguyên liệu cũng được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
Làm việc không quá 3 giờ/ngày
Để làm được những công việc trên, trẻ em phải có đủ sức khoẻ phù hợp với công việc theo xác nhận của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc phòng khám bệnh viện đa khoa; có giấy cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp; có sơ yếu lý lịch của trẻ em đã được xác nhận của chính quyền địa phương...
Thời giờ làm việc của trẻ em không được quá 3 giờ trong ngày đi học và không quá 6 giờ trong ngày không đi học. Đáng chú ý, chủ sử dụng lao động không được sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm hoặc không được làm việc trước 8 giờ sáng và sau 8 giờ tối.
Để tránh lạm dụng sự non nớt và chưa hiểu biết pháp luật của trẻ em, dự thảo cũng quy định, chủ sử dụng lao động phải có hợp đồng lao động bằng văn bản. Nội dung của hợp đồng lao động phải phù hợp với Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động và một số văn bản luật liên quan khác.
Đồng thời, cơ sở lao động và cá nhân sử dụng lao động có trách nhiệm lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm của trẻ em dưới 15 tuổi; phải kiểm tra sức khoẻ khi tuyển dụng và tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kỳ. 
Không sử dụng lao động chưa thành niên làm việc ở tư thế gò bó 
Cùng thời gian này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đang soạn thảo Thông tư quy định riêng về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng lao động chưa thành niên.  
Theo đó, những công việc sau đây, cơ sở lao động và cá nhân sử dụng lao động  không được sử dụng lao động chưa thành niên: công việc tiếp xúc với các yếu tố vệ sinh lao động vượt tiêu chuẩn cho phép theo qui định của Bộ Y tế: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi  bông, bụi amiăng; công việc trực tiếp tiếp xúc với hoá chất có khả năng gây biến đổi gien, gây ảnh hưởng xấu đến chuyển hoá tế bào, gây ung thư, gây tác hại sinh sản lâu dài (gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng), gây bệnh nghề nghiệp và các tác hại khác; công việc tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm; công việc tiếp xúc với các loại chất, tia phóng xạ hoặc bị bức xạ bởi tia X và các tia có hại khác vượt tiêu chuẩn cho phép theo qui định của Bộ Y tế; công việc trong lòng đất.
Bên cạnh đó, một số công việc không mang tính chất độc hại nhưng khi làm việc có tư thế gò bó, chật hẹp hơn 50% ca lao động, có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom; làm việc ở địa hình đồi núi dốc trên 300; làm việc trên giá cao hay dây treo cao hơn 5m so với mặt sàn làm việc cũng không được sử dụng lao động chưa thành niên.
Thái Chi

Đọc thêm