Của “hồi môn”: Thế nào là đủ?

Với mỗi gia đình, việc cho con gái của hồi môn khi về nhà chồng còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và quan điểm sống, tuy nhiên, nhiều người lại nhìn vào đó mà đánh giá, và như thế, không biết thế nào là đủ!
Với mỗi gia đình, việc cho con gái của hồi môn khi về nhà chồng còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và quan điểm sống, tuy nhiên, nhiều người lại nhìn vào đó mà đánh giá, và như thế, không biết thế nào là đủ!

Cho nhiều, lắm kẻ ‘dòm ngó'

Chị Hoa chỉ có một cô con gái duy nhất, nhà lại có của ăn của để, vì thế, khi con gái đi lấy chồng, bao nhiêu tài sản hay tiền bạc anh chị đều dành cho vợ chồng con gái. Để có dịp “khoe” với hàng xóm lắng giềng, cũng không muốn con “mất mặt” khi về bên ấy, chị đã mua cho con đủ cả một bộ “vàng ròng” lấp lánh.

Ngày cưới đến, khi hai bên họ hàng quan khách đầy đủ, chị mang số “tiền hồi môn” ấy “đeo hết” cho con. Không chỉ chị, mà chồng chị, các bà hai bên nội ngoại, các dì, các chú, đều “lần lượt” thay nhau mừng cho hai vợ chồng trẻ.

Kết quả của màn ’trao quà’ hoành tráng đó là tất cả mọi người trong rạp cưới đều “choáng” vì của hồi môn quá hậu hĩnh, họ chỉ sợ: "Cô dâu đeo lắm vàng thế, thì sẽ khổ sở “thêm” vài cân mất thôi".
 
Thấy thì có vẻ hào nhoáng, nhưng chỉ có con gái chị mới hiểu cái màn “cho quà” hoành tráng đó của bố mẹ chỉ khiến cặp uyên ương trẻ “thêm” phiền phức.
Trao của hồi môn khi con gái về nhà chồng là một nét đẹp trong các đám cưới ở nước ta, tuy nhiên, nó chỉ thật sự có ý nghĩa khi mang lại sự thoải mái với cả người "cho" và người "nhận"

Bởi lẽ, tiệc cưới chưa kịp kết thúc, mấy ông anh bên họ nhà chú rể đã “đánh hơi” thấy mùi tiền. Ngay khi mọi thứ vừa được dọn dẹp đâu vào đấy, đã có người mon men đến ngay phòng tân hôn, để… vay tiền.

Vừa bực, vừa thấy phiền hà, lại ghét cái tật “đào mỏ’ không đúng lúc của bên nhà chồng, cô dâu mới nổi cáu. Và thay vì mọi thứ diễn ra êm xuôi thì đôi vợ chồng trẻ lại quay lại cãi nhau, vì mỗi cái việc cho hay là không cho vay…

Thế mới biết, của hồi môn nhiều, đâu hẳn đã sướng.

Không cho, nhà chồng lại khinh

Hoàn toàn trái ngược với nhà chị Hoa, nhà chị Quế lại “đưa con” về nhà người theo cách khác.

Trước khi cưới, anh chị đã dành dụm được một khoản để cho con gái. Nhà nghèo, việc cố để cho nó có một tấm một món về nhà chồng đã là sự cố gắng lớn của anh chị. Còn bao nhiêu thứ phải lo, một đám cưới, đâu chỉ đơn giản là ra chợ mua vài món đồ. Nghĩ thế, nên anh chị đã gọi hai đứa đến và nói chuyện thẳng thắn. Cũng mong con rể thông cảm vì nhà chỉ có bấy nhiêu thôi.

Anh con rể thì hiểu, vì yêu và cũng biết rõ hoàn cảnh nhà vợ nên anh cũng vui vẻ. Phần mình, anh cũng cố để cha mẹ bên nội hiểu, và thông cảm cho bên nhà ngoại.

Thế nhưng, ngày cưới đến, màn được mọi người mong đợi nhất là bố mẹ hai bên trao quà cho thành viên mới, thì ở nhà chị Quế lại không có. Bạn bè thắc mắc, hàng xóm nhìn nhau vẻ thông cảm, nhưng bên họ hàng nhà chồng thì lạnh nhạt ra mặt.

Họ nói đi nói lại vài câu, rồi thì bĩu môi thườn thượt, nói nọ nói kia, khiến ai không hiểu chuyện cũng quay sang… phê bình nhà cô dâu, đã lo thì lo cho trót. Ai lại để con gái về nhà chồng “tay không” như thế!

Dù biết trước mọi người sẽ nhìn mình với con mắt ấy, nhưng chị Quế cũng thật không ngờ nó lại nặng nề đến vậy.

Đẹp mặt con, bận lòng cha mẹ

Nếu khá giả thì chuyện hồi môn chẳng phải bàn nhưng nếu khó khăn mà vẫn phải có để cho con, thì ngoài cách đi vay, đâu còn làm cách nào khác.

Chả thế mà, khi hay tin đứa con gái lớn về nhà chồng, và cứ nằng nặc bố mẹ phải cho con một khoản để con mang về nhà chồng, không có họ coi thường. Con đã tự nuôi thân rồi, đi lấy chồng, bố mẹ phải cho con cái gì chứ.

Nghĩ thương con, cũng không muốn nó thua kém bạn bè và “bẽ mặt” với nhà chồng. Anh Thắng, chị Ngọc mới bàn nhau cầm tài sản giá trị nhất trong nhà là cuốn sổ đỏ… đi cắm.

Mang về nhà được mấy chục triệu, lo cho đám cưới không đủ, vì đứa đầu đi lấy chồng anh chị muốn rình rang một chút. Anh chị lại đi hàng xóm vay nặng lãi để về làm mua quà … hồi môn cho con.

Đám cưới diễn ra tốt đẹp, hai bên gia đình đều hài lòng. Cô dâu cũng rạng rowc vì món quà cưới như ý.

Chỉ có anh chị Thắng Ngọc là bận lòng.

Cưới xong rồi, lãi mẹ đẻ lãi con, rồi thì lãi suất ngân hàng, biết làm gì để trả?.

Bao nhiêu là đủ?

Trao của hồi môn khi con gái về nhà chồng là một nét đẹp trong các đám cưới ở nước ta, tuy nhiên, nó chỉ thật sự có ý nghĩa khi mang lại sự thoải mái với cả người "cho" và người "nhận". Tiền bạc chỉ là trang sức chứ không đảm bảo được một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vì thế, thay vì cứ cố gắng để “đẹp”, mỗi gia đình khi tổ chức cưới cho con, hãy xuất phát từ tình hình thực tế của gia đình mình.

Tình yêu chân thành và sự cảm thông còn quý giá hơn vàng ròng!
Theo Eva

Đọc thêm