Currency Trading: Xu hướng đầu tư mới?

Khi TTCK không còn là nơi kiếm tiền dễ dàng, nhiều NĐT cá nhân đã chuyển hướng sang giao dịch tiền tệ (currency trading).
 

Khi TTCK không còn là nơi kiếm tiền dễ dàng, nhiều NĐT cá nhân đã chuyển hướng sang giao dịch tiền tệ (currency trading).

Khi TTCK không còn là nơi kiếm tiền dễ dàng, nhiều NĐT cá nhân đã chuyển hướng sang giao dịch tiền tệ (currency trading), một lĩnh vực được coi là mới mẻ nhưng tiềm năng sinh lời rất lớn.

Andrew Weissman, một NĐT cá nhân Mỹ bắt đầu tiến hành các giao dịch tiền tệ từ mùa xuân năm ngoái sau khi anh tốt nghiệp cao đẳng tài chính nhưng không tìm được việc làm đúng ngành nghề trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra.

"Khi tôi bắt đầu trading, tôi kiếm được lời nhưng không hiểu tại sao và tôi nghĩ đó là một điều tuyệt vời. Sau đó thì tôi bị lỗ và đó là một điều kinh khủng", Andrew Weissman phát biểu. Trading tiền tệ được hiểu là NĐT dự đoán xu hướng tỷ giá giữa các loại đồng tiền để quyết định "đánh lên" hay "đánh xuống".

Andrew Weissman chỉ là một trong số những NĐT các nhân bắt đầu trading tiền, một thị trường có giá trị giao dịch khoảng 4.000 tỷ USD/ngày. Các NĐT cá nhân chỉ đóng góp một phần trong số này nhưng thị phần được dự báo sẽ tăng gấp 3 lần trong vài năm tới khi nhiều NĐT cá nhân đang tìm kiếm các kênh đầu tư thay thế cổ phiếu và trái phiếu, những kênh đầu tư truyền thống không còn mấy hiệu quả.

"Tôi thấy nhiều người đang tham gia với tư cách cá nhân vào thị trường này. Trading tiền tệ rất hay vì bạn có khả năng kiểm soát hoàn toàn tiền của bạn", Weissman, hiện đang quản lý công ty dịch vụ đào tạo giao dịch tiền tệ Forex New York City, nói.

Tại FXCM Inc, một website giao dịch tiền tệ trực tuyến, một tài khoản giao dịch trung bình có từ 6.000 - 10.000 USD, độ tuổi trung bình khách hàng là 35, phần lớn là đàn ông và thuộc tầng lớp có thu nhập trung bình trở lên.

Theo Aite Group, doanh số giao dịch tiền tệ của NĐT cá nhân toàn cầu đạt 125 tỷ USD/ngày trong năm nay, tăng hơn 12 lần so với chỉ 10 tỷ USD năm 2001. Doanh số giao dịch của cá nhân có thể chiếm 10% trên toàn cầu trong vòng 5 năm tới, so với 3,5% hiện nay. Nhờ tính thanh khoản cực cao của thị trường giao dịch này mà NĐT có thể nhanh chóng quay vòng đầu tư giữa các danh mục.

Axel Merk, sáng lập viên Merk Investments, cho rằng, một NĐT chuyên nghiệp cần phải có "giao dịch tiền tệ" trong danh mục đầu tư. Thứ nhất, nó giúp cân bằng tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận cho danh mục. Thứ hai, giao dịch tiền tệ ít tương quan với giao dịch chứng khoán và trái phiếu.

Tuy nhiên, không phải NĐT nào cũng quan tâm tới giao dịch tiền tệ, một kênh đầu tư có xu hướng ngắn hạn (theo ngày) và thiên về phân tích kỹ thuật và sử dụng dòn bẩy tài chính rất cao, nên sự bất ổn (volatile) cũng rất lớn. Nhiều người cũng coi việc suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để giao dịch tiền tệ như là một "hành vi đánh bạc".

Việc NĐT tập trung nhiều vào giao dịch tiền tệ cũng có thể tạo ra "khủng hoảng tiền tệ". Việc đồng euro giảm 21% giá trị từ tháng 12/2009 tới nay là một ví dụ, nhưng khủng hoảng tiền tệ châu Á và đồng peso của Mexico những năm 1990 là điển hình cho sự dễ tổn thương này. Chỉ số đồng USD tăng 16% trong khủng hoảng nợ châu Âu, nhưng cũng đã rớt 50% kể từ tháng 6 tới nay.

Tuy nhiên, sự bất ổn của chứng khoán trong 10 năm qua đã kéo NĐT tới thị trường mới mẻ này. NĐT đã rút ròng 50 tỷ USD ra khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán Mỹ trong năm nay, so với mức rút rất ít năm 2005 và 2006. Kể từ năm 2000, chỉ số S&P 500 đã mất 20% giá trị.

"Giao dịch tiền tệ rõ ràng là một hy vọng lớn cho nhiều người kiếm tiền hơn từ chứng khoán. Tại thị trường này, bạn có thể kiếm tiền chớp nhoáng hay lâu dài. Bạn cũng có đòn bẩy tài chính và nhiều công cụ hỗ trợ khác", Leon Yohai, Giám đốc điều hành ZuluTrade, một website về các nhà giao dịch tiền tệ, nói.

Giao dịch tiền tệ phát triển là nhờ công nghệ internet cho phép NĐT có thể giao dịch trực tuyến 24/24, trừ ngày lễ. Giao dịch tiền tệ cá nhân tại châu Á phát triển mạnh nhất với 45% giao dịch toàn cầu, so với 28% ở châu Âu và chỉ có 22% ở châu Mỹ. Tại Nhật Bản, nhiều bà nội trợ cũng có thể tiến hành giao dịch tiền tệ trong khi nhu cầu tại Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc… đang gia tăng nhanh chóng.

Một sự hấp dẫn khác (và cũng là rủi ro) của giao dịch tiền tệ là sử dụng đòn bẩy tài chính. Vay mượn nhiều để có lợi nhuận nhiều cũng kèm theo lỗ lớn nếu giao dịch đó không ủng hộ bạn. "Đòn bẩy cao là sự hấp dẫn nhưng bạn cũng có thể mất sạch tiền", Yohai nói.

Mỗi nước có giới hạn đòn bẩy tài chính khác nhau. Tại Mỹ, tỷ lệ đòn bẩy là 1:100 (có 1 đồng có thể vay 100 đồng. Để có thể giao dịch, bạn chỉ cần mở một tài khoản trực tuyến. Tại Oanda, tài khoản chỉ cần 1 USD, tại FXCM, số tiền cần là 25 USD, Forex.com và Global Forex Trading, số tiền ban đầu là 250 USD, ZuluTrade là 500 USD...

Tại các tổ chức tài chính lớn thì số tiền tối thiểu mở tài khoản giao dịch tiền tệ lớn hơn, lên tới 5.000 USD tại Deutsche Bank AG hay 10.000 USD tại Citigroup. Một số công ty như Charles Schwab Corp. (SCHW) and ScottTrade hiện chưa cung cấp dịch vụ giao dịch tiền tệ nhưng cho biết sẽ xem xét vấn đề này.

Giao dịch thì không mất phí nhưng khoản chênh lệch giữa mỗi lần mua (bid) và bán (ask) thì sẽ mất phí. Nhờ giao dịch tiền tệ cá nhân nở rộ, nhà cung cấp dịch vụ này, FXCM đã lên kế hoạch IPO cổ phiếu. Khi mà sự quan tâm tới giao dịch tiền tệ đang gia tăng từ các NĐT các nhân, tiềm năng phát triển rõ ràng là rất lớn.

Theo Nguyên Hưng
Đầu tư chứng khoán

Đọc thêm