Đại biểu Quốc hội nói về nguồn nhân lực cho các cơ quan tư pháp

 

Lực lượng cán bộ (nguồn nhân lực) luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác. Đó cũng chính là vấn đề được nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) khóa XIII đề cập khi đánh giá về công tác phòng chống tội phạm tại kỳ họp thứ 4. 

 

Lực lượng cán bộ (nguồn nhân lực) luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác. Đó cũng chính là vấn đề được nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) khóa XIII đề cập khi đánh giá về công tác phòng chống tội phạm tại kỳ họp thứ 4. 

ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho biết: “chúng tôi thấy việc đào tạo của các ngành là hết sức cần thiết vì các ngành trong khối nội chính đòi hỏi cần phải có bản lĩnh chính trị rõ ràng, tinh thông về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức lối sống bởi vì các ngành đó luôn luôn bị áp lực, người ta thường nói chính trị - tiền bạc - tình cảm - đi vào tòa thì công lý sẽ cắp cặp ra đi.
ĐB Nguyễn Bá Thuyền “Các ngành trong khối nội chính đòi hỏi cần phải có bản lĩnh chính trị rõ ràng, tinh thông về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức lối sống"
“Tiền bạc đi vào tòa thì công lý sẽ cắp cặp ra đi”
Mặc dù đến nay số lượng cán bộ tại các cơ quan tư pháp đã tương đối đảm bảo được nhiệm vụ song chưa thể đáp ứng yêu cầu, nhất là để thực hiện Nghị quyết 49 của Chính trị về cải cách tư pháp. Một cuộc điều tra khảo sát của các nhà khoa học của Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về nhận thức, về thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp ở chính quyền Việt Nam hiện nay cho thấy, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp chính quyền nắm rõ nội dung các quy định đất đai là không lớn, tỷ lệ cao nhất chỉ chiếm 18,5%, thấp nhất chỉ 14,1%. “Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân góp phần vào tình hình vi phạm tội phạm về quản lý đất đai tham nhũng, không giải quyết đúng pháp luật, khiếu kiện của dân, gây bức xúc khiếu kiện vượt cấp kéo dài?”. 
Câu hỏi này cùng đánh giá “cán bộ trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật còn thiếu, nhất là cán bộ cơ sở. Mặt khác, chế độ tiền lương, phụ cấp và các điều kiện để cán bộ sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy còn hạn chế. Nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều cán bộ, nhân dân còn rất hạn chế, trong đó đáng kể là hiểu biết pháp luật, thực hiện pháp luật của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp, các ngành, các địa phương...” cho thấy, chú trọng đến công tác cán bộ là cách hiệu quả để công tác tư pháp và phòng chống tội phạm thoát khỏi tình trạng “chuyển biến nhiều nhưng kết quả không được bao nhiêu”. Đó cũng là quan điểm của không ít ĐBQH được bày tỏ trên diễn đàn Quốc hội.
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho biết: “chúng tôi thấy việc đào tạo của các ngành là hết sức cần thiết vì các ngành trong khối nội chính đòi hỏi cần phải có bản lĩnh chính trị rõ ràng, tinh thông về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức lối sống bởi vì các ngành đó luôn luôn bị áp lực, người ta thường nói chính trị - tiền bạc - tình cảm - đi vào tòa thì công lý sẽ cắp cặp ra đi. Chính vì vậy, phải đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ của công tác tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên…”.
ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) khẳng định: “Việc bố trí phân công, bổ nhiệm cán bộ cũng phải được thực sự minh bạch, phải công tâm và có trách nhiệm rõ ràng, bố trí đúng người, đúng việc để tránh tình trạng giảm việc dẫn đến chạy chức. Chạy chức thì buộc phải xin, có xin thì mới có cho. Có người cho thì người ta mới xin được. Muốn xin được thì chắc chắn phải có gì đấy. Như vậy thì cũng giảm được thực hiện cơ chế xin, cho này”. 
Sắp xếp cán bộ hợp lý mới phát huy được thế mạnh
Cũng nói về vấn đề cán bộ, ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) nhận định: “do việc bố trí sử dụng, sắp xếp của chúng ta không hợp lý cho nên vẫn có nhiều ý kiến đề nghị phải tăng biên chế bởi “thiếu người nhưng công việc nhiều”. Song thực tế, chúng ta không phải thiếu biên chế mà do cách sắp xếp tổ chức bộ máy của chúng ta không hợp lý, nhưng chưa được các cơ quan tư pháp quan tâm”. 
Còn đại biểu ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) thì đề xuất: “Nên nghiên cứu và ban hành chủ trương tuyển cán bộ cho ngành kiểm sát và ngành Tòa án từ giới luật sư. Theo quy trình phổ biến ở nhiều nước, trước khi làm thẩm phán phải hành nghề luật sư nhiều năm. Ở nước ta, bên cạnh việc tuyển thẳng cán bộ tòa án từ các cử nhân luật nên cho phép tuyển thẩm phán từ luật sư”.  
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) thì đề xuất: “Nên nghiên cứu và ban hành chủ trương tuyển cán bộ cho ngành kiểm sát và ngành Tòa án từ giới luật sư.
ĐB Trương Trọng Nghĩa: “Nên nghiên cứu và ban hành chủ trương tuyển cán bộ cho ngành kiểm sát và ngành Tòa án từ giới luật sư."
ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu vấn đề: “Trong việc chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ và đặc biệt là đội ngũ chấp hành viên trong thi hành án dân sự, tôi thấy việc thi tuyển chấp hành viên là việc làm hết sức cần thiết. Thông qua thi tuyển chúng ta sẽ lựa chọn được, tuyển chọn được những cán bộ chấp hành viên để bổ sung đội ngũ chấp hành viên có năng lực, có trình độ, có phẩm chất. Nhưng chúng tôi thấy rằng khi thực hiện biện pháp này cần phải linh hoạt, những tỉnh nào, những vùng nào còn khó khăn về nguồn cán bộ thì chưa nên áp dụng việc thi tuyển. Tôi thấy có nhiều tỉnh, nhiều vùng bây giờ rất thiếu nguồn. Nên tỉnh nào, vùng nào còn khó khăn về nguồn tôi nghĩ nên chưa áp dụng việc thi tuyển, mà nên vẫn thực hiện xét tuyển, còn những chỗ khác nên mở rộng thi tuyển nếu chỗ nào có nhiều nguồn”.
Trong khi đó, theo ĐB Bùi Trí Dũng (An Giang): “Các cơ quan tư pháp thiếu cán bộ trước hết nguyên nhân là do công tác tuyển dụng. Bên cạnh có nguyên nhân chế độ tiền lương thấp nên khó thu hút người mới dù ngành TA, VKS đã tiếp tục tìm nguồn thì tôi thấy do đặt ra yêu cầu trước hết người được tuyển dụng phải qua đào tạo Đại học Luật nên đầu vào bị bó hẹp. Vì thế, theo tôi cần cân nhắc tuyển dụng người đã tốt nghiệp chuyên ngành khác qua quá trình công tác thì ngành tạo điều kiện và cá nhân tự phấn đấu bổ sung thêm kiến thức pháp luật qua các hình thức. Bởi vì khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ qua từng vụ việc nghiên cứu, xử lý đều mang tính tổng hợp, nhiều lĩnh vực rất cần có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực được phân công và kết hợp kiến thức pháp luật sẽ phát huy tốt hơn”. 
ĐB Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) lại cho rằng: “Ngoài việc thường xuyên đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các cơ quan tư pháp, theo tôi cần phải chú trọng đào tạo nâng cao chuyên sâu từ đó mới có cán bộ giỏi, có các chuyên gia trong các lĩnh vực của các cơ quan tư pháp. Muốn làm tốt công tác đào tạo cán bộ trong cơ quan tư pháp ngày một tốt hơn cần quan tâm hơn đến kinh phí đào tạo, cơ chế thu hút tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ sức, đủ tài vào làm việc trong các cơ quan tư pháp”. 
Để khắc phục những khó khăn trong công tác cán bộ cho các cơ quan tư pháp, theo ĐB Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên): “Cần khẩn trương tổ chức tuyển dụng đủ biên chế cán bộ được Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phê duyệt cho ngành tòa án để đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án các loại và chấm dứt khắc phục triệt để các tình trạng để quá hạn, các vụ án xét xử theo quy định của pháp luật. Tiếp tục duy trì và tập trung làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ công chức của ngành tòa án. Đồng thời chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức bản lĩnh nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thẩm phán và công chức, cần xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về hình sự trong ngành”. 
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) phân tích: “Cần quan tâm đến lực lượng trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Theo báo cáo của Chính phủ và các cơ quan tư pháp, hiện nay các cơ quan tư pháp đều thiếu cán bộ, thiếu cán bộ điều tra viên của ngành Công an, thiếu cán bộ kiểm soát viên của ngành Kiểm soát, thiếu cán bộ thẩm phán của ngành Tòa án. Với thực trạng này các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm”. 
Các đại biểu cũng đề nghị cần có sự quan tâm thỏa đáng đến công tác cán bộ, bởi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Vì sao hiện nay sinh viên tốt nghiệp nhiều trường đại học không xin được việc làm, trong khi nhiều cơ quan, đơn vị ở các địa phương trong đó có các cơ quan tư pháp không tuyển được sinh viên tốt nghiệp trường Luật. Phải chăng, cần có sự định hướng, điều chỉnh ngành nghề đào tạo, phương thức đào tạo và có chế độ chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật vào làm việc tại các cơ quan tư pháp, nếu không các cơ quan tư pháp sẽ không khắc phục được thực trạng thiếu cán bộ như hiện nay./.
Hương Giang 

Đọc thêm