Đại sứ Hoa Kỳ tư vấn nhận dạng "ĐH gà rừng"

Ngày 13/9, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam khai trương Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ (EducationUSA) tại Hà Nội. Các HS, SV hay phụ huynh muốn cho con mình du học tại Mỹ có thể tới Trung tâm để tham khảo về các trường ĐH, CĐ Hoa Kỳ miễn phí.

Ngày 13/9, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam khai trương Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ (EducationUSA) tại Hà Nội. Các HS, SV hay phụ huynh muốn cho con mình du học tại Mỹ có thể tới Trung tâm để tham khảo về các trường ĐH, CĐ Hoa Kỳ miễn phí.Hãy cẩn thận với môi giới du học Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cho báo giới biết: Chuyên viên tại Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ sẽ tư vấn miễn phí cho các học sinh, các bậc cha mẹ mọi thông tin về du học Mỹ, như mức học phí cao đẳng, đại học, cách thức nộp đơn vào các trường... Nếu các vị phụ huynh muốn tìm trường học ở Mỹ thông một đơn vị trung gian thì phải tìm hiểu kỹ lệ phí phải trả cho các đơn vị đó. "Các đơn vị trung gian không đảm bảo việc con bạn sẽ được nhận vào trường, cũng như được cấp visa du học. Bất cứ đại lý nào hứa hẹn rằng họ sẽ đảm bảo thực hiện một trong 2 điều đó, họ đang không trung thực hoàn toàn. Đại sứ quán và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không xác nhận bất cứ đại lý nào, cũng như không giám sát hoạt động của họ. Vì thế, cần phải tìm hiểu kỹ trước khi ký hợp đồng với các đại lý để đảm bảo bạn nhận được những gì đúng với số tiền bạn bỏ ra" - ông cho biết.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cắt băng khánh thành Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cắt băng khánh thành Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội

Mỗi năm, có hơn 600.000 sinh viên quốc tế, trong đó có hơn 13.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại nhiều trường ĐH, CĐ tại Hoa Kỳ.

Con số này thể hiện mức tăng trưởng 960% về số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ so với năm 1997.

Chỉ nên học ở những trường được kiểm định ở Hoa Kỳ

Theo đại sứ Michael Michalak, một trong những lý do chính của hiện tượng du học sinh muốn sang Mỹ học là bởi giáo dục tại Hoa Kỳ có chất lượng cao.

Để duy trì những tiêu chuẩn đó, Hoa Kỳ dựa vào một hệ thống phi tập trung hóa, đó là hệ thống kiểm định chất lượng.

Việc kiểm định chương trình mang tính chất tự nguyện, không qua một cơ quan quản lý cấp nhà nước. Điều đó có nghĩa là các sinh viên phải tự tìm hiểu xem các trường có được kiểm định chất lượng hay không.

"Do không có hệ thống kiểm định cấp trung ương nên các trường ĐH, CĐ được kiểm định theo vùng. Có 6 Hiệp hội kiểm định độc lập cấp vùng, công nhận gần 4.000 cơ sở đào tạo có cấp bằng trên toàn nước Mỹ. Các chuyên gia tư vấn của EducationUSA là đại diện cho tất cả các trường được kiểm định tại Hoa Kỳ", ông nói.

Trả lời báo giới về trường ĐH Nam Thái Bình Dương cũng như những cơ sở đào tạo không được kiểm định nhưng vẫn tồn tại ở Hoa Kỳ, đại sứ Michael Michalak cho biết: "Ở Hoa Kỳ, ai cũng có thể thành lập một cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, việc kiểm định lại là tự nguyện. Các cơ sở giáo dục không được kiểm định vẫn tồn tại hợp pháp, tuy nhiên, người học phải có nhiệm vụ tìm ra cơ sở có chất lượng, và kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục là một cách để nhận ra điều đó".
Bộ GD Hoa Kỳ và Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục ĐH (CHEA), một tổ chức phi chính phủ, có trách nhiệm công nhận các tổ chức kiểm định trường đại học và cung cấp các thông tin hướng dẫn cũng như các tài liệu và số liệu liên quan đến các tổ chức kiểm định vùng này.

Bộ GD Hoa Kỳ và Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục ĐH không kiểm định trường đại học.

Các tổ chức kiểm định được phân chia theo 2 cấp: Kiểm định cấp khu vực và kiểm định cấp quốc gia.

Các trường ĐH kiểm định cấp khu vực được xây dựng theo hướng học thuật và phi lợi nhuận.

Các trường kiểm định cấp quốc gia đưa ra các chương trình đào tạo kỹ thuật, chương trình dạy nghề và hướng nghiệp và là những trường hoạt động theo lợi nhuận.

Đại sứ Michalak cho rằng các trường đại học Việt Nam có mong muốn hợp tác với các trường ĐH Hoa Kỳ cần nghiên cứu kỹ lưỡng và quyết định xem trường ĐH đối tác có những tiêu chuẩn học thuật bền vững hay không.

"Nếu một trường ĐH Hoa Kỳ không được kiểm định chất lượng, chúng tôi sẽ không ủng hộ nỗ lực của trường đó khi thiết lập quan hệ đối tác với các trường ở VN bởi vì các trường ĐH đó đã không chứng tỏ rằng trường ĐH của họ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết. Chúng tôi khuyến khích các trường ĐH Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với các trường được kiểm định vì sẽ đem lại cho SV chương trình học có chất lượng." - Đại sứ Michalak nói.

Sinh viên ở Mỹ cũng bị lừa

"Cách thức lừa những SV đó cũng giống như lừa các SV VN đến học ở các trường này. Vì thế, nếu biết cách hỏi thì cũng có thể biết được trường thật và giả, vì trường thật thì không né tránh những câu hỏi liên quan đến chất lượng" - vị đại sứ đã ở Việt Nam được 2 năm cho hay.

Trả lời phóng viên về trường ĐH Nam Thái Bình Dương cũng như những cơ sở đào tạo không được kiểm định nhưng vẫn tồn tại ở Hoa Kỳ, ông Michael Michalak cho biết: "Ở Hoa Kỳ, ai cũng có thể thành lập một cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, việc kiểm định lại là tự nguyện. Các cơ sở giáo dục không được kiểm định vẫn tồn tại hợp pháp, tuy nhiên, người học phải có nhiệm vụ tìm ra cơ sở có chất lượng, và kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục là một cách để nhận ra điều đó".
 
Để tìm hiểu về thông tin giáo dục Hoa Kỳ tại Education USA, phụ huynh và học sinh có thể gửi mail tới: HanoiEducationUSA@gmail.com hoặc truy cập trang web: www.educationusa.state.gov, hay truy cập vào trang web ĐSQ Mỹ tại Hà Nội.

Theo Hương Giang
VietNamNet

Đọc thêm