Đảm bảo bình đẳng giới trong hòa giải ở cơ sở các tỉnh miền Trung

(PLVN) - Trong 2 ngày 9,10/6, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ bồi dưỡng về đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh khu vực miền Trung. Đây là hoạt động trong Kế hoạch hoạt động dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tài trợ.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình hoà giải ở các cơ sở
Quang cảnh Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình hoà giải ở các cơ sở

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Đào Thị Thu An, Quản lý dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) - Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam cho biết: Ở Việt Nam, hòa giải ở cơ sở là cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án phổ biến nhất, thường bao gồm các tranh chấp nhỏ phát sinh từ các mối quan hệ gia đình và dân sự, trong cộng đồng và được sử dụng rộng rãi trên khắp Việt Nam. Khảo sát về số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), cho thấy năm 2018 có 45% số người được hỏi cho biết rằng họ sẽ yêu cầu hòa giải từ “những người có uy tín” trong cộng đồng của mình thay vì sử dụng tòa án cho các tranh chấp dân sự.

Đây là hoạt động trong Kế hoạch hoạt động dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tài trợ.

Đây là hoạt động trong Kế hoạch hoạt động dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tài trợ.

Năm 2019, trong khuôn khổ dự án EU JULE, Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã phối hợp với Vụ Phổ biến, Giáo dục Pháp luật – Bộ Tư pháp tiến hành một số nghiên cứu về hòa giải ở cơ sở, tham khảo ý kiến của các hòa giải viên cũng như người dân về công tác hòa giải ở cơ sở, các khó khăn, thách thức mà họ gặp phải. Đa số các hòa giải viên được hỏi ý kiến cho rằng họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực tế để đảm bảo tính nhạy cảm giới và để làm việc với các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ, trẻ em. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo bà Đào Thị Thu An, trao quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống là điều kiện cơ bản để đạt được bình đẳng giới và điều này đã được nhấn mạnh trong mục tiêu 5 của Chương trình Nghị sự 2030 về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu trong việc trao quyền cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng được hoàn thiện để góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Như các quốc gia khác trên thế giới, Luật Bình đẳng giới và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam đã góp phần dần xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái, đảm bảo đối xử công bằng, bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, giúp họ có thể thực hiện đầy đủ các quyền con người của mình, tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội.

Trao quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống là điều kiện cơ bản để đạt được bình đẳng giới và điều này đã được nhấn mạnh trong mục tiêu 5 của Chương trình Nghị sự 2030 về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ

Trao quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống là điều kiện cơ bản để đạt được bình đẳng giới và điều này đã được nhấn mạnh trong mục tiêu 5 của Chương trình Nghị sự 2030 về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ

Cũng tại Hội nghị, Tiến sỹ Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng vụ Phổ biến, Giáo dục Pháp luật (Bộ Tư pháp) nhận định: Đây là một vấn đề rất khó, vì trình độ, nhận thức, kỹ năng giữa các tổ hòa giải, các hòa giải viên tại cơ sở không đồng đều. Để mang lại sự công bằng cho các bên tham gia hòa giải, đảm bảo kết quả hòa giải thực sự bền vững thì việc trau dồi các kiến thức, kỹ năng, ứng xử cho các hòa giải viên về bảo đảm bình đẳng giới là rất cần thiết. Qua thực tế triển khai thì các địa phương đã có những phản hồi tích cực về lợi ích của chương trình. Sự vào cuộc của các chuyên gia quốc tế không chỉ hỗ trợ về kinh nghiệm, nguồn lực mà còn cả phương pháp tập huấn. Chúng ta cùng chia sẻ, lĩnh hội các phương pháp tập huấn tích cực để khi trở về địa phương có thể triển khai tập huấn cho các hòa giải viên cơ sở.

Tại Hội nghị, hơn 30 tập huấn viên cấp tỉnh khu vực miền Trung đã được các chuyên gia hướng dẫn chuyên sâu về các chủ đề: Một số kiến thức cơ bản về giới; Kỹ năng hòa giải nhằm đảm bảo bình đẳng giới; Quy trình hòa giải ở cơ sở nhằm đảo bảo bình đẳng giới; Thực hành hòa giải ở cơ sở nhằm đảm bảo bình đẳng giới; Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương...

Hội nghị tập huấn lần này là sự tiếp nối của một chuỗi các lớp tập huấn được thực hiện từ năm 2020

Hội nghị tập huấn lần này là sự tiếp nối của một chuỗi các lớp tập huấn được thực hiện từ năm 2020

Hội nghị tập huấn lần này là sự tiếp nối của một chuỗi các lớp tập huấn được thực hiện từ năm 2020. Thực hiện kế hoạch dự án EU JULE năm 2020, bộ tài liệu nhạy cảm giới trong hòa giải ở cơ sở hiện đã được áp dụng tập huấn thí điểm tại 6 tỉnh ở 3 miền Bắc – Trung – Nam với hai nhóm đối tượng chính, gồm 78 tập huấn viên cấp tỉnh và 108 hòa giải viên cấp xã. Bộ tài liệu tập huấn và giá trị sử dụng của tài liệu đã được các tập huấn viên, hòa giải viên của các lớp đón nhận và đánh giá cao. Bên cạnh đó, việc làm thế nào để có thể ứng dụng hiệu quả bộ tài liệu trong thực tiễn cũng là một trong những nội dung thảo luận của các lớp. Nhiều nhận xét, góp ý giá trị giúp nâng cao chất lượng bộ tài liệu đã được các tham dự viên là tập huấn viên và hòa giải viên chia sẻ và đóng góp trong suốt giai đoạn thí điểm, giúp Vụ Phổ biến, Giáo dục Pháp luật và UNDP hoàn thiện hơn nữa chất lượng bộ tài liệu tập huấn.

Đọc thêm