Tuy Vn - Index đã “đổi gió” và tăng nhẹ trong bốn phiên gần đây nhưng giới đầu tư chứng khoán vẫn chưa hết “đau đầu” vì thua lỗ. Không quá lời khi nói nhiều người đang trong tình trạng stress vì tiền trong tài khoản ngày càng teo tóp, thậm chí mất trắng.
Càng chơi càng lỗ
Chỉ cần nhìn vào số lượng nhà đầu tư có mặt trên các sàn chứng khoán thời gian gần đây cũng đủ thấy được sự ảm đảm của thị trường. Trên phần lớn các sàn chứng khoán, chỉ có lác đác vài nhà đầu tư theo dõi bảng điện tử nhưng tất cả đều có chung tâm trạng buồn chán. Nụ cười đã không còn hiện diện trên khuôn mặt của các nhà đầu tư, thay vào đó chỉ là những tiếng thở dài.
Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán lớn tại TP HCM cho biết, chỉ cách đây vài tháng, số lượng nhà đầu tư túc trực trên sàn phải hơn 100 người nhưng nay chỉ còn hơn 20 người.
Khác với tâm trạng hứng khởi trong những tháng đầu năm, phần lớn nhà đầu tư chỉ đến sàn với mục tiêu bán cắt lỗ nên phí môi giới tụt giảm mạnh. Tuy những phiên giao dịch cuối tuần thị trường đã đảo chiều tăng điểm nhưng tình hình cũng không được cải thiện nhiều.
Anh H, một nhà đầu tư trên sàn FPTS, cho biết, đa phần nhà đầu tư đều thua lỗ nặng nề nên không ai còn tâm trí theo dõi bảng điện tử. Hiện chỉ có những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính là còn theo dõi bảng giá để cắt lỗ hoặc bù tiền vào tài khoản nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn cho cổ phiểu để tránh bị công ty chứng khoán bắt bán giải chấp, còn lại phần lớn đều chọn giải pháp “bỏ sàn” vì chiến lược bắt đáy lúc này cũng mạo hiểm chẳng khác nào “bắt dao rơi”.
Nhiều nhà đầu tư tiết lộ, khi thị trường có “sóng” thì còn có tâm trạng để theo dõi diễn biến. Nay thị trường cứ trong tình trạng eo xèo, đi xuống, tài khoản thì mỗi ngày cứ bị vơi dần, khiến họ không dám nhìn vào bảng thống kê tài sản hiện có.
Một nhà đầu tư tên T. trên sàn AVSC phân trần, tính đến trước khi chứng khoán hồi phục trở lại, khoản lỗ của anh đã lên hơn 70%. “Nếu tình trạng cứ tiếp diễn vài ngày nữa chắc tôi bị trầm cảm”.
Nhà đầu tư ngoại cũng “te tua”
Thực tế, không chỉ có nhà đầu tư trong nước thua lỗ mà nhà đầu tư ngoại cũng “lên bờ xuống ruộng” với thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây. Chưa thể thống kê được chính xác khoản lỗ của khối ngoại nhưng nếu làm phép so sánh nhỏ với thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 sẽ thấy khoản thua lỗ của khối ngoại là rất lớn vì so với thời điểm đáy của thị trường cuối 2008, đầu 2009 thì giá nhiều cổ phiếu thậm chí còn thấp hơn.
Ngoài việc thua lỗ do giá cổ phiếu giảm giá, khối ngoại gánh thêm khoản thiệt hại về tỷ giá. Tính trung bình từ đầu năm 2010 đến nay, mức độ chênh lệch tỷ giá đã khiến khối ngoại lỗ khoảng 10%. Như vậy, nếu chỉ tính thêm khoản mua ròng từ đầu năm 2010 đến nay là 12.000 tỷ đồng (tương đương 600 triệu USD) thì khối ngoại đã lỗ 60 triệu USD do chênh lệch tỷ giá. Dù USD mất giá so với các đồng tiền khác nhưng đồng tiền này lại tăng giá so với VNĐ.
Do đó, những nhà đầu tư đến từ Nhật Bản hay Trung Quốc sẽ bị thua lỗ kép vì tỷ giá và giá cổ phiếu đi xuống. Không chỉ vậy, khối ngoại còn mất đi cơ hội khi thị trường chứng thế giới tăng còn thị trường Việt Nam lại giảm.
Càng chơi càng lỗ
Chỉ cần nhìn vào số lượng nhà đầu tư có mặt trên các sàn chứng khoán thời gian gần đây cũng đủ thấy được sự ảm đảm của thị trường. Trên phần lớn các sàn chứng khoán, chỉ có lác đác vài nhà đầu tư theo dõi bảng điện tử nhưng tất cả đều có chung tâm trạng buồn chán. Nụ cười đã không còn hiện diện trên khuôn mặt của các nhà đầu tư, thay vào đó chỉ là những tiếng thở dài.
Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán lớn tại TP HCM cho biết, chỉ cách đây vài tháng, số lượng nhà đầu tư túc trực trên sàn phải hơn 100 người nhưng nay chỉ còn hơn 20 người.
Khác với tâm trạng hứng khởi trong những tháng đầu năm, phần lớn nhà đầu tư chỉ đến sàn với mục tiêu bán cắt lỗ nên phí môi giới tụt giảm mạnh. Tuy những phiên giao dịch cuối tuần thị trường đã đảo chiều tăng điểm nhưng tình hình cũng không được cải thiện nhiều.
|
Nhiều nhà đầu tư chứng khoán đang rất chán nản vì thị trường "eo sèo" |
Anh H, một nhà đầu tư trên sàn FPTS, cho biết, đa phần nhà đầu tư đều thua lỗ nặng nề nên không ai còn tâm trí theo dõi bảng điện tử. Hiện chỉ có những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính là còn theo dõi bảng giá để cắt lỗ hoặc bù tiền vào tài khoản nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn cho cổ phiểu để tránh bị công ty chứng khoán bắt bán giải chấp, còn lại phần lớn đều chọn giải pháp “bỏ sàn” vì chiến lược bắt đáy lúc này cũng mạo hiểm chẳng khác nào “bắt dao rơi”.
Nhiều nhà đầu tư tiết lộ, khi thị trường có “sóng” thì còn có tâm trạng để theo dõi diễn biến. Nay thị trường cứ trong tình trạng eo xèo, đi xuống, tài khoản thì mỗi ngày cứ bị vơi dần, khiến họ không dám nhìn vào bảng thống kê tài sản hiện có.
Một nhà đầu tư tên T. trên sàn AVSC phân trần, tính đến trước khi chứng khoán hồi phục trở lại, khoản lỗ của anh đã lên hơn 70%. “Nếu tình trạng cứ tiếp diễn vài ngày nữa chắc tôi bị trầm cảm”.
Nhà đầu tư ngoại cũng “te tua”
Thực tế, không chỉ có nhà đầu tư trong nước thua lỗ mà nhà đầu tư ngoại cũng “lên bờ xuống ruộng” với thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây. Chưa thể thống kê được chính xác khoản lỗ của khối ngoại nhưng nếu làm phép so sánh nhỏ với thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 sẽ thấy khoản thua lỗ của khối ngoại là rất lớn vì so với thời điểm đáy của thị trường cuối 2008, đầu 2009 thì giá nhiều cổ phiếu thậm chí còn thấp hơn.
Ngoài việc thua lỗ do giá cổ phiếu giảm giá, khối ngoại gánh thêm khoản thiệt hại về tỷ giá. Tính trung bình từ đầu năm 2010 đến nay, mức độ chênh lệch tỷ giá đã khiến khối ngoại lỗ khoảng 10%. Như vậy, nếu chỉ tính thêm khoản mua ròng từ đầu năm 2010 đến nay là 12.000 tỷ đồng (tương đương 600 triệu USD) thì khối ngoại đã lỗ 60 triệu USD do chênh lệch tỷ giá. Dù USD mất giá so với các đồng tiền khác nhưng đồng tiền này lại tăng giá so với VNĐ.
Do đó, những nhà đầu tư đến từ Nhật Bản hay Trung Quốc sẽ bị thua lỗ kép vì tỷ giá và giá cổ phiếu đi xuống. Không chỉ vậy, khối ngoại còn mất đi cơ hội khi thị trường chứng thế giới tăng còn thị trường Việt Nam lại giảm.
Trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, lần đầu tiên sau gần 10 phiên trở lại đây, giá trị giao dịch trên sàn TP HCM vượt 1.000 tỷ đồng. Tuy “rung lắc” mạnh nhưng Vn - Index vẫn có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp khi chốt phiên tăng nhẹ 0,09 điểm, kết thúc tuần giao dịch ở 439,94 điểm. Lượng giao dịch trên sàn cũng tăng mạnh với gần 45,4 triệu chứng khoán được chuyển nhượng, tương đương 1.071,11 tỷ đồng.
Trong khi đó, chỉ số HNX - Index trên sàn Hà Nội chỉ tăng trong ít phút đầu giao dịch. Chỉ số này kết phiên ở 101,57 điểm, giảm 0,5 điểm. Tuy vậy, lượng giao dịch trên sàn cũng được cải thiện nhẹ, lên mức 40,44 triệu chứng khoán, tương đương 727,23 tỷ đồng.
Lê Thịnh |
Theo Trường Giang
Đất Việt