8 nguyên tắc giúp con an toàn trong mọi tình huống

(PLO) - Ngay cả khi con đã biết bơi, bố mẹ vẫn phải giám sát con chặt chẽ.

1. An toàn khi ngủ

8-nguyen-tac-giup-con-an-toan-trong-moi-tinh-huong

- Trẻ nên nằm ngửa khi ngủ. Từ năm 1992, khi một thông tin chính thức được đưa ra, khuyên các cha mẹ cần thay đổi tư thế ngủ cho trẻ từ "nằm sấp" sang "nằm ngửa", tỷ lệ trẻ tử vong vì Hội chứng đột tử SIDS ở các nước Tây Âu giảm đi 3 lần.

- Chăn bông với ren có thể chặn đường hô hấp của trẻ khi ngủ. Vì vậy, một chiếc đệm cứng và chiếc giường ngủ bằng tấm lưới đàn hồi là vật dụng cần thiết hơn cho trẻ.

- Khoảng cách giữa các thanh cũi của trẻ chỉ nên bằng một lon nước ngọt để em bé không bị mắc kẹt.

- Khi bé nằm ngủ, bố mẹ nên tránh cho bé sử dụng khăn quàng cổ, quần áo, mũ với các nút buộc, yếm, núm vú hoặc đồ chơi có vòng chuỗi.

2. Ngã và phòng chấn thương

8-nguyen-tac-giup-con-an-toan-trong-moi-tinh-huong-1

- Lắp cửa an toàn trong nhà của bạn và ở cả hai đầu lên - xuống cầu thang.

- Luôn sử dụng dây an toàn (khóa) khi đặt trẻ ngồi trên ghế cao hoặc xe đẩy. Bố mẹ nên nhớ cần phải ngồi trên sàn (không phải ghế, bàn hoặc bất kỳ đồ nội thất nào khác) khi bắt đầu địu trẻ.

- Nếu con của bạn đang tập đi và di chuyển xung quanh nhà, bạn cần tránh cho trẻ đến gần cầu thang, các thiết bị sưởi ấm và dây treo. 

- Ở cửa sổ, bạn cần lắp đặt các thanh bảo vệ. Ngoài ra, trong nhà luôn phải có dụng cụ cứu hỏa để dùng trong trường hợp khẩn cấp. 

- Đảm bảo an toàn khi lắp đặt đồ nội thất (đặc biệt là tủ cao) và bất kỳ những thứ có thể gây chấn thương cho trẻ.

3. Phòng chống ngạt

8-nguyen-tac-giup-con-an-toan-trong-moi-tinh-huong-2

- Hãy chắc chắn rằng đồ chơi không chứa các bộ phận nhỏ để bé có thể giật ra và nuốt phải.

- Chế độ ăn uống của trẻ dưới 5 tuổi không được chứa thức ăn rắn hình tròn, chẳng hạn như xúc xích thái lát, hạt, kẹo cứng, nho cả quả và ngô.

- Dây điện và dây kéo rèm (các loại dây khác) phải ở ngoài tầm với của trẻ. Bố mẹ tránh để nôi, cũi, đồ chơi và đồ nội thất cho trẻ ở những khu vực này.

- Bố mẹ cần học kỹ năng nén ngực và hô hấp nhân tạo để thực hiện khi cần thiết.

4. An toàn cháy nổ

8-nguyen-tac-giup-con-an-toan-trong-moi-tinh-huong-3

- Diêm, bật lửa... phải được để ở chỗ mà trẻ không nhìn thấy được. Ngoài ra, bật lửa và các nguồn tạo ra lửa khác trông giống như đồ chơi cũng không nên để trong nhà.

- Không bế bé khi đang nấu ăn. Sau khi sử dụng máy sấy tóc, bàn là, bố mẹ cần rút phích điện và đặt chúng ở nơi an toàn.

- Lò nóng, nồi chảo nóng và thức ăn vừa nấu cần để ở nơi xa tầm với của trẻ.

- Nếu có thể, hãy lắp một hàng rào bảo vệ xung quanh bếp.

- Lắp máy báo động khói trong nhà - giúp làm giảm nguy cơ tử vong trong trường hợp khẩn cấp.

5. Phòng ngừa ngộ độc

8-nguyen-tac-giup-con-an-toan-trong-moi-tinh-huong-4

- Nếu bạn nghi ngờ con mình nuốt phải chất nguy hiểm, không nên cố gắng để làm cho trẻ nôn ra mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Hơn một nửa trong số các ca ngộ độc trẻ em đều liên quan đến thuốc. Vì thế, bố mẹ hãy cất thuốc (kể cả vitamin) ở ngoài tầm với của trẻ, cũng đừng gọi thuốc là "kẹo" - nó có thể kích thích sự quan tâm đối với trẻ.

- Tủ đựng chất tẩy rửa gia dụng, thuốc men cần có khóa.

- Các thiết bị điện tử nhỏ và đồ tiện ích có chứa pin như xe hơi đồ chơi, đồng hồ, điều khiển từ xa, đèn pin... cần để xa tầm với của trẻ. 

- Trong điện thoại di động của bạn cần lưu số của phòng khám gần nhất hoặc bác sĩ để xin lời khuyên trong trường hợp bị ngộ độc hoặc gặp tình huống nguy hiểm khác.

6. An toàn khi tiếp xúc với nước 

8-nguyen-tac-giup-con-an-toan-trong-moi-tinh-huong-5

- Khi tắm, cần tháo nước từ bồn ngay lập tức ngay sau khi bạn hoàn thành các thủ tục và đóng nắp bồn cầu, cửa ra vào phòng tắm, phòng giặt là.

- Các nguồn nước mở (ngay cả một thùng nước bình thường hoặc xô) trong vườn nên được rào chắn vì trẻ có thể bị ngã và đuối nước.

- Hơn một nửa số phụ huynh tin rằng, nếu con của họ biết bơi thì họ không cần phải giám sát con nhưng trong thực tế, 47% trẻ đuối nước trong độ tuổi 10-17 có kỹ năng bơi lội.

- Những vụ tai nạn trong nước thường dẫn đến hậu quả rất nhanh, không quá một phút. Vì vậy, bố mẹ không được để phân tâm, không đọc sách, nói chuyện điện thoại... khi đang giám sát con bơi.

 7. An toàn trong xe ô tô

8-nguyen-tac-giup-con-an-toan-trong-moi-tinh-huong-6

- Một đứa trẻ có thể ngồi trong chiếc ghế của người lớn nếu chiều cao vượt quá 140 cm và cân nặng tối thiểu là 32 kg. Nếu con của bạn quá lớn để ngồi trong ghế trẻ em xách tay nhưng chưa đủ điều kiện ngồi ghế người lớn, bạn cần lắp thêm một ghế nâng. 

- Nếu con sử dụng ghế người lớn, bố mẹ phải đeo dây an toàn cho con. Phần trên của dây phải vượt qua ngực và vai con, không vòng qua cổ, trong khi phần dưới nên nằm trên hông, không qua dạ dày.

- Thực phẩm nóng, quà tặng kích thước lớn và bất cứ thứ gì có thể di chuyển khi bạn phanh xe lại thì đều cần tách biệt khỏi trẻ.

8. An toàn khi đạp xe

8-nguyen-tac-giup-con-an-toan-trong-moi-tinh-huong-7

- Nếu bạn đã mua cho con một chiếc xe đạp, giày trượt... hãy mua thêm mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu.

- Quần áo của trẻ mặc khi đạp xe có màu sắc tươi sáng, tốt hơn là có thể phản quang. Xe đạp của trẻ nên được trang bị các nguồn sáng phía trước và sau.

Đọc thêm