9 mẹo giúp bạn không đau chân khi đi giày mới

(PLO) -Ngoài cách đi tất để không đau chân, bạn có thể dùng bột phấn rôm của trẻ em, dùng đá lạnh, dùng khoai tây... 
 
9 mẹo giúp bạn không đau chân khi đi giày mới

Những đôi giày mới khiến bàn chân bạn trầy xước, sưng vù, đau nhức. Tuy nhiên, đừng lo, bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây theo gợi ý của Bright Side để loại bỏ tình trạng này:

1. Dùng một miếng cao dán truyền thống

9-meo-giup-ban-khong-dau-chan-khi-di-giay-moi

Miếng cao dán sẽ làm giảm tình trạng cọ xát của chân và thành giày, loại bỏ ma sát, giúp chân không bị trầy xước. Phương pháp đặc biệt hữu hiệu với giày cao gót. Chú ý dùng miếng dán lớn hơn vùng ma sát.

2. Dùng phấn rôm

9-meo-giup-ban-khong-dau-chan-khi-di-giay-moi-1

Phấn rôm làm giảm lực ma sát trên mặt bàn chân. Rắc một ít bột lên bàn chân trước khi xỏ giày. Lưu ý, chân phải khô khi rắc phấn. 

3. Dùng tất dày và máy sấy tóc

9-meo-giup-ban-khong-dau-chan-khi-di-giay-moi-2

Đi tất dày rồi xỏ chân vào giày. Dùng máy sấy tóc sấy nóng những vị trí giày chật với chân, sau đó đi giày vòng quanh cho đến khi giày nguội. Giày sẽ trở nên mềm và linh hoạt. Tuy nhiên phương pháp sấy nóng chỉ áp dụng được với chất liệu tự nhiên, ví dụ da.

4. Dùng lăn khử mùi

9-meo-giup-ban-khong-dau-chan-khi-di-giay-moi-3

Đường biên của bàn chân, gót chân và ngón chân là những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Để loại bỏ ma sát giữa giày và bàn chân, thoa một ít lăn khử mùi vào đó.

5. Dùng miếng lót giày silicon

9-meo-giup-ban-khong-dau-chan-khi-di-giay-moi-4

Những miếng lót này có sẵn tại các hiệu thuốc, cửa hàng giày và bán trực tuyến. Chúng có nhiều dạng khác nhau (theo kích thước đầy đủ của bàn chân, gót chân, mũi ngón chân...) để có thể giải quyết từng vấn đề của bạn.

6. Dùng đá

9-meo-giup-ban-khong-dau-chan-khi-di-giay-moi-5

Đổ đầy nước vào túi nhựa và đặt vào túi nước vào trong giày. Cho giày vào trong tủ đá để qua đêm. Khi lấy giày ra vào buổi sáng, bạn sẽ thấy giày rộng hơn bởi nước đã biến thành đá.

7. Dùng rượu và giấy

9-meo-giup-ban-khong-dau-chan-khi-di-giay-moi-6

Xịt rượu vào bên trong những khu vực giày chật để chúng vừa đủ ướt. Cho vào giày một cuộn giấy tròn để qua đêm. Sáng hôm sau, lấy giấy ra và xỏ chân vào giày để giày có thể lấy lại hình dạng của bàn chân.

8. Dùng kem dưỡng da

9-meo-giup-ban-khong-dau-chan-khi-di-giay-moi-7

Phương pháp này chỉ áp dụng được với giày da. Thoa chút kem giữ ẩm bên trong giày, chú ý đến khu vực gót và ngón chân. Kem dưỡng sẽ làm mềm da và khi bạn mang giày vào ngày hôm sau, bàn chân bạn sẽ làm thay đổi hình dạng của giày.

9. Dùng khoai tây

9-meo-giup-ban-khong-dau-chan-khi-di-giay-moi-8

Bí quyết này có thể áp dụng cho giày tập thể dục hoặc cả giày lười. Đặt củ khoai tây sạch vào trong giày và để qua đêm. Thông thường, khoai tây không để lại bất kỳ mùi nào, nhưng muốn chắc chắn không còn gì sót lại, bạn hãy lau lại giày bằng vải ẩm.

Đọc thêm