Ba mẹ con “bần nông” ở Hà Nội

(PLO) - Ba cuộc đời sống lay lắt ở Chợ Vạng, như một dấu lặng buồn giữa cuộc sống xô bồ...
Ba mẹ con “bần nông” ở Hà Nội
Chúng tôi về chợ Vạng – chợ quê thuộc xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội đang giữa buổi chợ đông, ai cũng tất bật với công việc của mình. Nhưng khi chúng tôi hỏi đến ba mẹ con: bà Yến, mọi người đều dừng tay, chỉ dẫn cũng tôi cùng với lời ái ngại cảm thương cho một hoàn cảnh đặc biệt.
Chị bỏ học, em bị mù một mắt có nguy cơ bỏ học
Tời còn mờ đất, Trần Đức Hiếu (SN 2002) (con trai bà Yến) đã phải đi ra ngoài chợ Vạng để dọn đồ, và bưng bê cho các quán bún ở ngoài chợ để kiếm miếng ăn. Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” đã phải làm lụng vất vả, cơ thể Hiếu gầy gò, chân tay quắt queo nhưng lúc nào cũng nở nụ cười hồn nhiên.
Khi có khách đến ăn, Hiếu bưng từng bát bún cho khách. Tiết trời oi bức, khiến em toát hết mồi hôi. Đợi khách ăn xong lại dọn dẹp bát, đũa mang ra chậu thau để rửa. Những ngày mẹ cũng đi làm ở ngoài chợ, Hiếu lại theo mẹ ra chợ từ lúc 4h để dọn bàn ghế, bát đũa ra bàn.  
Cháu Hiếu (SN 2002) bị cận, một bên mắt đã bị mù vĩnh viễn. Hằng ngày ra chợ Vạng bưng bê đồ ăn, rửa bát để mưu sinh.
Cháu Hiếu (SN 2002) bị cận, một bên mắt đã bị mù vĩnh viễn. Hằng ngày ra chợ Vạng bưng bê đồ ăn, rửa bát để mưu sinh.  
Ngày nào cũng vậy, một tuần hai hôm đi học cả ngày nên Hiếu không ra chợ làm. Mỗi ngày làm quần quật từ sáng đến trưa khi nào không còn người ăn mới được về. Mỗi buổi như thế, Hiếu nhận được 10 nghìn đồng mỗi quán. 
Số tiền chẳng đáng là bao nhưng cũng đủ em mua sách vở và quần áo để đến trường. Vừa dọn dẹp bát đũa xong, Hiếu tâm sự: em đang học lớp 5, giờ chuẩn bị nghỉ hè, nhưng mẹ cứ bắt bỏ học. Học thế là đủ rồi! Đi học mẹ chẳng chịu mua sách, bút.  
Người bán quán bún cho biết: "Hôm trước mẹ nó bảo cho nghỉ học ở nhà đi làm phụ hồ. Chỉ cần học thế thôi, bởi trước mẹ nó chỉ học đến lớp 1. Cháu cứ nằng nặc đòi đi học, mẹ quất cho mấy cái thế là không đòi đi nữa. Dù nhà nghèo cháu đi học được miễn học phí, nhưng bà mẹ nhất quyết không cho đi nữa. Cháu khá thông minh, kì một nó còn khoe được học sinh tiên tiến."
Trước đó, chị của Hiếu, Nguyễn Thị Thảo (SN 1999) học hết lớp 4 đã nghỉ học. Do nhà nghèo không có tiền đi học. Cháu Thảo cũng theo mẹ ra chợ bưng bê đồ ăn cho các quán ăn ở chợ. Thảo bị suy dinh dưỡng, người nhỏ thó. 
Năm ngoái, trong làng có công ty may tư nhân, mẹ của Thảo đã đến xin cho con vào làm. Thảo được làm ở công đoạn cắt chỉ thừa ở quần áo. Công việc tưởng chừng nhàn nhưng đối với em dường như quá nặng nhọc, nhiều lúc không thể làm nổi. Đi làm từ sáng đến tối, khi trở về nhà, Thảo chỉ lăn ra giường kêu rằng “mệt lắm, đau hết người”. 
Sự vất vả, túng thiếu không phải là e ngại duy nhất của Hiếu. "Một bên mắt của bé Hiếu bị mù vĩnh viễn sau một cơn sốt hành hạ nhưng không được chữa trị kịp thời" - một người bán hàng ở chợ Vạng rỉ tai.
Số phận người đàn bà nghiệt ngã
Chợ vãn, việc tạm ngớt, Hiếu dẫn chúng tôi về nhà, ngôi nhà “ổ chuột” tường gạch xây chưa chát vữa, những tấm lợp đã mục rũa. Mẹ của Hiếu, bà Nguyễn Thị Yến đang ngồi khâu thuê những quả bồng để xuất khẩu.
Bà Yến tâm sự: Năm 1986, bà cùng hai người chị em theo mẹ lên Tuyên Quang để lập nghiệp. Không được bao lâu, có người đến hỏi bà về làm vợ. Cuộc sống khá khó khăn nhưng lúc nào cũng vui. Niềm vui lại được nhân lên khi tôi sinh được cháu Nguyễn Thị Hồng (SN 1991). 
Hai vợ chồng đấu lưng một cật để làm nương rẫy. Tuy nhiên, sau đó chồng lại bị cảm và mất. Sống ở giữa bạt ngàn núi đồi, heo hút, con còn nhỏ không thể đi nương được để kiếm củ sắn cho vào bụng. Khổ cực quá, tôi đã mang con về xuôi. 
Hiếu cùng với mẹ, bà Yến trước ngôi nhà “ổ chuột” của mình.
Hiếu cùng với mẹ, bà Yến trước
ngôi nhà “ổ chuột” của mình.  
Trở lại quê hương, không có nổi mảnh đất cắm dùi. Một mình bà cố gắng đi làm mướn: cuốc thuê, làm cỏ thuê để có thể nuôi con. Để có thể làm được, khi đi cuốc ruộng thuê con còn nhỏ phải đặt cháu trên đầu bờ, mình ở dưới ruộng vừa cuốc vừa trông con. Lúc đó, cơm không có mà ăn, phải ăn cháo thế nên không có sữa cho con bú. 
Cuộc sống trôi đi trong sự đói khát, nghĩ thương mẹ con tôi có người trong làng đã mai mối một người làm nghề sửa chữa xe đạp ở trạm Trôi. Anh ta là Trần Đình Vượng quê ở Nam Hà. Thế nhưng, "thiếp có công mà chồng vẫn phụ". Từ khi về ở với nhau, mặc bà nai lưng làm lụng, vun vén cho tổ ấm, Vượng suốt ngày chỉ ăn chơi nhậu nhẹt.
Về ở với nhau không được bao lâu, tôi sinh được cháu Nguyễn Thị Thảo (SN 1999). Quá túng bấn, lúc đó Thảo mới được 4 tuổi, tôi để ở nhà cho cháu Hồng trông nhau để đi làm. Thế nhưng, không chịu nổi cảnh đói khát Hồng đã bỏ đi. Tôi tìm hai ngày trời không thấy cháu. 
Không bao lâu sau đó, bà Yến lại sinh cháu Hiếu. Tuy nhiên, người chồng suốt ngày chơi bời không chịu làm. Bà Yến cho biết: “Ông làm có tiền chẳng đưa cho tôi để nuôi con, nên đã đuổi ông ra khỏi nhà. Mẹ con có cháo ăn cháo, có cơm ăn cơm”. Từ đó đến nay đã không về ở với tôi nữa." 
Khi chúng tôi hỏi về việc học hành của Hiếu, bà Yến lẳng lặng nhìn quanh căn nhà chẳng có một thứ đồ đạc gì đáng giá, im lặng thay cho câu trả lời.../.

Đọc thêm