Bêu tên người ăn mặc hở hang, liệu có hiệu quả?

(PLO) - Dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội quy định các hành vi không nên làm gồm: nói to, gây ồn ào; nói tục, chửi bậy; hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện; xả rác thải, chất thải trái nơi quy định; viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng; mặc trang phục hở hang trái với thuần phong mỹ tục, gây phản cảm…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cũng theo bản dự thảo này, có thể bêu tên người “ăn mặc hở hang, phản cảm”. Qui định này đang vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều vì tính khả thi.

Nhiều quan điểm cho rằng đây giống như một cách xúc phạm, làm nhục người khác. Điều này có thể sẽ khiến người vi phạm xấu hổ nhưng cũng có những phản ứng ngược, đó là sự bất cần, chống đối.

Ăn mặc, thời trang là phong cách, cá tính của mỗi người cần được tôn trọng. Cá tính ấy phải được thể hiện và phát huy trên nền tảng của sự hiểu biết. Chỉ khi mỗi cá nhân thực sự hiểu biết thì hành vi của họ, trong đó có chuyện ăn mặc sẽ trở  nên phù hợp.

Vậy sự hiểu biết đó do đâu mà có? Do sự giáo dục, chỉ bảo, nhắc nhở của những người đi trước, của những người có sự hiểu biết hơn, như việc thường làm ở những nơi tôn nghiêm ở các nước trên thế giới quy định rõ về việc trang phục mới được vào thăm.

Vậy nên chăng thay vì bêu tên người “ăn mặc hở hang, phản cảm” nên có sự nhắc nhở, dạy bảo để giúp nhận biết thì chuyện ăn mặc hở hang, phản cảm sẽ giảm. 

Đọc thêm