Có một Vị Xuyên (Hà Giang) khác, hôm nay...

(PLO) - Nghĩa trang Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) nay đã là nghĩa trang quốc gia. Hàng nghìn liệt sỹ đã được quy tập, nhưng còn nhiều ngàn anh linh liệt sỹ khác thân vẫn vùi mình trong núi đá, giữ gìn từng tấc đất biên cương ở vùng đất hào hùng này.
Vị Xuyên, Hà Giang, những dấu tích còn lại sau hơn 30 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Vị Xuyên, Hà Giang, những dấu tích còn lại sau hơn 30 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Ngày 12/7 hàng năm được coi là ngày giỗ trận của sư đoàn 356. Các cựu binh tụ họp về huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) thắp hương tưởng nhớ đồng đội, đọc to bài văn tế "Những chiến sĩ con dân đất Việt/ Khi Tổ quốc cần tuổi xuân đâu tiếc/ Lưng trần, cắp súng xung phong/ Đạn xé nát vai đạn cày rách mặt/ Súng trên tay rực rửa/ Xung phong giữ đất biên thùy".
Mặt trận biên giới, ở Hà Giang, kéo dài suốt nhiều năm, từ 1979 - 1985. Đạn pháo cày xới đêm ngày. "Chúng tôi không bao giờ quên được đồng đội Nguyễn Viết Ninh khắc vào báng súng lời thề Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử. Y tá Lê Trần Mãn xông lên giật cờ, quyết không cho quân Trung Quốc cắm cờ trên đỉnh 685", ông Đặng Việt Châu, cựu binh sư đoàn 356 nói.
Từ 28/4 đến 16/5/1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ Việt Nam, gồm các cao điểm 226, 233, 685, 772, 1030, 1250, 1509 thuộc tỉnh Hà Giang. Sư đoàn 356 được điều từ Lào Cai sang cùng các lực lượng của Sư đoàn 312, 313, 314, 316 thực hiện Chiến dịch MB 84 nhằm chiếm lại các điểm cao đã mất.
Mặt trận Vị Xuyên từ sau ngày 12/7/1984 không lúc nào ngơi tiếng súng. Cuối năm 1984, đầu năm 1985, hai bên giành nhau quyết liệt cao điểm 685 và bình độ 300-400. Tháng 10/1984, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Hoàng Đan, tư lệnh mặt trận Vị Xuyên, Trung đoàn 153 đánh lấn dũi trong vòng hơn 3 tháng, tái chiếm và giữ vững được cao điểm 685.
Những dấu tích còn lại...
 Những dấu tích còn lại...

Ngày 14/1-19/1/1985, Trung đoàn 149 đánh bình độ 300-400. Các trận đánh của Sư đoàn 356 khiến cho Quân đoàn 14 của quân Trung Quốc liên tục thay bằng quân của các quân đoàn 11 và 67.

Cuộc chiến biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) đã trôi qua hơn 30 năm. Những anh lính năm xưa người trở về đời thường, người tiếp tục theo nghiệp binh. Còn lại trên mảnh đất Hà Giang nơi yên nghỉ của hơn 1.700 liệt sĩ hy sinh ở mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến bảo vệ biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, cách TP Hà Giang hơn 20 km./.

Một Vị Xuyên hôm nay qua ống kính của báo Pháp luật Việt Nam điện tử (PLO):
Cán bộ, chiến sỹ huyện đội Vị Xuyên thắp hương tại khu vực mốc 238, xã Lao Chải.
 Cán bộ, chiến sỹ huyện đội Vị Xuyên thắp hương tại khu vực mốc 238, xã Lao Chải.
Lễ truy điệu các liệt sỹ mới quy tập tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên

 Lễ truy điệu các liệt sỹ mới quy tập tại nghĩa trang quốc gia Vị XuyênCó một Vị Xuyên (Hà Giang) khác, hôm nay... ảnh 4

 Các lực lượng vũ trang thường xuyên thăm viếng các liệt sỹ tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên
Thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy được công nhận làng văn hóa du lịch
 Thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy được công nhận làng văn hóa du lịch
Làm đường bê tông ở xã Thanh Thủy
Làm đường bê tông ở xã Thanh Thủy
Người dân thôn Phìn Sảng, xã Minh Tân được sự đầu tư của Trung ương Đoàn
Người dân thôn Phìn Sảng, xã Minh Tân được sự đầu tư của Trung ương Đoàn
- Chính quyền và nhân dân địa phương luôn tuần tra, giữ vững cột mốc biên giới.
- Chính quyền và nhân dân địa phương luôn tuần tra, giữ vững cột mốc biên giới.
An táng liệt sỹ mới quy tập tại nghĩa trang Vị Xuyên
 An táng liệt sỹ mới quy tập tại nghĩa trang Vị Xuyên

Đọc thêm