Công trình vệ sinh công cộng thân thiện với người khuyết tật

(PLO) - Công trình này vừa được Vinasing bàn giao cho thành phố Hà Nội vận hành tại Vườn hoa Lão thành cách mạng, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm đảm bảo các công trình vệ sinh công cộng tiếp cận và thân thiện với Người khuyết tật với Thông điệp ý nghĩa “Tiếp cận cho tất cả, không ai bị bỏ lại phía sau”. 
Một nhà vệ sinh trong số 50 nhà vệ sinh được bàn giao đưa vào sử dung. Ảnh VOV
Một nhà vệ sinh trong số 50 nhà vệ sinh được bàn giao đưa vào sử dung. Ảnh VOV

Nhiều người khuyết tật khác, đặc biệt là những người đi xe lăn cùng tham gia hệ thống nhà vệ sinh công cộng mới cũng đều rất hồ hởi, phấn khởi vì đã có hệ thống nhà vệ sinh phù hợp với họ. “Từ giờ người khuyết tật sẽ không cần phải mang chai nhựa hay đóng bỉm khi ra đường nữa. Chúng tôi sẽ hoà nhập xã hội vui vẻ và tích cực hơn” – một người khuyết tật chia sẻ.

Theo con số của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 6/2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số. Các chính sách hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập được quy định cụ thể trong Luật Người khuyết tật (2010), trong đó Điều 4 Chương 1 của Luật nêu rõ người khuyết tật có quyền “… tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông…”.

Do đó, các công trình công cộng được thiết kế, xây dựng cần phải áp dụng hệ thống quy chuẩn quy định kĩ thuật bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận, sử dụng an toàn. Đồng thời, tại các công trình công cộng phải có hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn; lối lên xuống có thay đổi độ cao, phải thiết kế đường dốc theo tiêu chuẩn; không có vật cản bảo đảm xe lăn đi lại được… tiện nghi tại các công trình công cộng phải bảo đảm an toàn cho người khuyết tật tiếp cận, sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, người khuyết tật vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các công trình dân sinh công cộng.

Đọc thêm