Đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đảo Trường Sa

(PLO) - Để thể hiện chủ quyền biển đảo của nước ta trên quần đảo Trường Sa, tới đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức đúc tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhân dịp tưởng niệm 707 năm ngày Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, tổ chức vào ngày 10-11/12/2015 tại Yên Tử ,Quảng Ninh.
Đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đảo Trường Sa
Trong buổi họp báo ngày 16/10, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, vào dịp Lễ hội Hoằng pháp toàn quốc năm 2015 “Phật giáo Trúc Lâm Hội tụ và Lan Toả” và tưởng niệm 707 năm ngày Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, tổ chức vào ngày 10-11/12/2015 tại Yên Tử Quảng Ninh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có chương trình Pháp hội Dược sư cầu nguyện quốc thái dân an và Lễ chú nguyện đúc 108 pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông hộ quốc an dân; một trong những pho tượng này sẽ được đặt tại chùa trên đảo Trường Sa. 
Các pho tượng còn lại cũng sẽ được đặt tại các chùa hiện có trên các tuyến biên giới của nước ta và các chùa lớn của các tỉnh thành trong cả nước.
Họp báo giới thiệu về Lễ hội hoằng pháp toàn quốc 2015
Họp báo giới thiệu về Lễ hội hoằng pháp toàn quốc 2015 
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông sẽ được đúc bằng đồng nguyên chất, có chiều cao thống nhất là 1,26m dựa trên mẫu tượng của Phật Hoàng đang được đặt trong tháp tổ Huệ Quang trên non thiêng Yên Tử. 
Việc đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đảo Trường Sa và các tổ đình trong cả nước không chỉ để đáp ứng lòng mong mỏi của các tăng ni phật tử và người dân mà đây còn là thể hiện sự ghi dấu chủ quyền biên giới , biển đảo và những nơi trọng yếu của đất nước.
Sẽ đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đảo Trường Sa
Sẽ đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đảo Trường Sa
Cũng theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, trong Đại lễ hội Hoằng pháp toàn quốc 2015, ngoài Lễ chú nguyện đúc tượng Phật Hoàng hộ quốc an dân còn có Đại lễ cầu siêu anh linh các anh hùng tử trận Bạch Đằng, Lễ hội truyền đăng và hội thảo khoa học “Phật giáo Trúc Lâm hội tụ, lan toả”. 
Đây là dịp để tăng, ni, phật tử Việt Nam học tập, phát huy tinh thần nhập thế, tinh thần yêu nước của Phật giáo Việt Nam với tư tưởng “Hoà quang Đồng Trần”, “Cư Trần Lạc đạo” của Phật giáo Trúc Lâm, tư tưởng đó đã biến thành phương châm “ Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Đọc thêm