Giới nhạc sỹ lại 'kêu trời' vì tác quyền không được bảo vệ

(PLO) -  Đại diện cho giới nhạc sỹ trong việc bảo vệ tác quyền, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đang "kêu trời" vì quyền tác giả của các nhạc sỹ đã được quy định rõ ràng trong luật, nhưng lại bị Thông tư hướng dẫn "làm ngơ".
Ông Phó Đức Phương chia sẻ với báo giới về 'nỗi lòng' của các Nhạc sỹ
Ông Phó Đức Phương chia sẻ với báo giới về 'nỗi lòng' của các Nhạc sỹ

Theo lời tâm sự của vị Giám đốc Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thì công sức, sự đấu tranh bền bỉ hơn 10 năm qua của các nhạc sỹ để bảo vệ quyền lợi của mình đã bị đổ xuống sông xuống bể, sau khi Bộ Văn hoá Thể thao và du lịch ban hành Thông tư số 01/ 2016/ TT- BVHTTDL.

Ông Phó Đức Phương – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác gia âm nhạc Việt Nam cho biết: Cách đây nửa tháng, chúng tôi đã rất vui mừng khi Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2016/ NDD_CP sửa đổi bổ sung một số điều cua Nghị định 79/2012/ NDD_CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình, ca múa nhạc, sâu khấu.

Điều 9 của Nghị định - Hồ sơ cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phải  có  “01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ cá quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận với tác giả hoặc của sở hữu quyền tác giả."

Theo  ý hiểu của  vị giám đốc Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng như các nhạc sỹ thì điều kiện để các đơn vị tổ chức biểu diễn các tác phẩm âm nhạc  được cấp phép là phải có 1 trong ba loại giấy tờ thể hiện việc được tác giả cho phép sử dụng tác phẩm:  1. Cam kết của đơn vị/người tổ chức biểu diễn với tác giả/người chủ sở hữu quyền tác giả; 2. Bản sao hợp đồng giữa người/ đơn vị tổ chức với  tác giả, người chủ sở hữu quyền tác giả; 3. Văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, nếu đúng với ý hiểu của các nhạc sỹ, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc thì cá nhân/tổ chức muốn được cấp phép biểu diễn, bắt buộc phải có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền thông qua một trong 3 loại văn bản như trên. Điều đó cũng có nghĩa là các nhạc sỹ sẽ không bị ‘qua mặt’ , các cá nhân, tổ chức không thể vi phạm pháp luật, sử dụng tác tác phẩm âm nhạc để biểu diễn thu lợi mà không xin phép tác giả.

Tuy nhiên, đến khi Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Ban hành Thông tư số 01/ 2016/ TT- BVHTTDL.hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15, thì các nhạc sỹ, người đại diện về tác quyền cho các nhạc sỹ mới “ngã ngửa”.

Bởi Thông tư không hề có hướng dẫn về quy này trong Nghị định. Không những thế, theo ông Phó Đức Phương,   “Thông tư không hề nhắc đến cam kết, hợp đồng với tác giả, mà còn lập lờ bằng cách đưa vào phụ lục kèm theo văn bản Cam kết.”

Theo mẫu văn bản này thì cá nhân/ tổ chức xin phép biểu diễn chỉ tự mình cam kết rằng sẽ Chịu trách nhiệm  trước  pháp luật về việc thanh toán nhuận bút, thù lao sử dụng tác phẩm trong hoạt động biểu diễn. 

Văn bản Cam kết chỉ có nội dụng: Chi trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2015/NDD-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác và các quy định cảu Luật Sở hữu trí tuệ. Chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên qua.

“Thông tư được ban hành một cách “chớp nhoáng”  sau Nghị định. Các tác giả vẫn bị gạt ra ngoài khả năng bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.” - nhạc sỹ Phó Đức Phương nói. 

Chuyên gia về Sở hữu trí tuệ Đỗ Khắc Chiến - Nguyên Phóc Cục trưởng Cục Bản quyền tác phẩm âm nhạc

Chuyên gia về Sở hữu trí tuệ Đỗ Khắc Chiến - Nguyên Phóc Cục trưởng Cục Bản quyền tác phẩm âm nhạc

Theo Chuyên gia về Sở hữu trí tuệ Đỗ Khắc Chiến - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật:  Việc Thông tư đưa mẫu văn bản Cam kết như vậy  không đảm bảo cho quyền hợp pháp của tác giả mà Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định. Đó chỉ là bản cam kết một phía, lời hứa của một phía.

Theo ông, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các tác giả thì bản Cam kết này phải có 2 bên, - người tổ chức biểu diễn và tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả. “Chặt hơn nữa thì phải có bên thứ 3 làm chứng. Đó chỉ là tuyên bố, là lời hứa đơn phương, không có ràng buộc thực hiện.” – ông Chiến nói. 

Ông cũng nói thêm: Đáng lẽ Thông tư này phải hướng dẫn cả 3 văn bản nhắc đến ở Điều 9 của Nghị định 15 đều phải liên quan đến tác giả. Gọi nó là Cam kết, là thoả thuận, hay hợp đồng, hay gọi là gì đó cũng được, đó chỉ là cách gọi. Còn bản chất của nó, nội dung của nó phải thể hiện đưuợc có sự đồng ý, cho phép của tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm đang được xin phép biểu diễn.

Nguyên Phó cục trưởng Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật cũng cho rằng “Thông tư này vô cùng tác hại đối với việc thực thi quyền tác giả ở Việt Nam. Nhiều người sẽ vin vào Thông tư này, chỉ đưa ra bản cam kết xuông như thế để xâm hại quyền tác giả. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền của các tác giả âm nhạc, mà còn ảnh hưởng đến quyền của tác giả ở nhiều lĩnh vực khác.

Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định  rõ: Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Luật đã quy định vậy, nhưng xem ra, kể cả khi có Nghị định, Thông tư thì quyền tác giả vẫn chưa thể được bảo đảm, khi mà người sử dụng tác phẩm vẫn có thể “qua mặt” các tác giả. 

Và bởi sự chưa rõ ràng này của Nghị định, của Thông tư, các nhạc sỹ cho biết, họ sẽ kiên quyết đề nghị sửa lại Thông tư theo đúng tinh thần hướng dẫn Nghị định, để quyền hợp pháp của các tác giả được bảo vệ./.

Đọc thêm