Hà Tĩnh: Giáp tết, nghề sản xuất và buôn bán hàng mã lên ngôi

(PLO) - Những ngày giáp tết, các hộ dân chuyên làm hàng mã ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang tất bật với việc lên khung, cắt dán các mặt hàng như: thuyền, nhà, ngựa, các vật dụng “cõi âm” để phục vụ cho nhu cầu khách hàng trong dịp tết Nguyên Đán.

Những ngày cuối năm, dạo quanh các làng nghề làm hàng mã thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) không khó để bắt gặp những hình ảnh người dân nơi đây hối hả lên khung và cắt dán các mặt hàng như : thuyền, nhà và các vật dụng “cõi âm” để phục vụ cho nhu cầu khách hàng trong dịp tết Nguyên Đán tới gần.

Sản xuất hàng mã là một nghề đem lại thu nhập chính cho nhiề

Hà Tĩnh: Giáp tết, nghề sản xuất và buôn bán hàng mã lên ngôi

Sản xuất hàng mã là một nghề đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở các xã  như: Xuân Phổ, Xuân Hồng, Xuân Hải, Xuân Mỹ…của huyện Nghi Xuân. Mỗi làng có hơn hàng chục hộ theo nghề này. Nghề làm vàng mã không chỉ phục vụ tín ngưỡng thờ cúng của người Việt mà còn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người dân. Có một số hộ đã nổi tiếng với việc quanh năm làm nghề hàng mã nhưng nên có cuộc sống ổn định.

Chị Phạm Thị Hương 28 tuổi (ở xã Xuân Hồng) cho biết: “ Gia đình gắn với nghề này đã lâu, được truyền từ đời này qua đời khác. Các sản phẩm hàng mã chủ yếu là ngựa, quần áo, nhà cửa cho người cõi âm, cúng táo quân, thổ địa, thần thánh…”

Nghề làm hàng mã đem lại công ăn việc làm cho nhiều người dân
Nghề làm hàng mã đem lại công ăn việc làm cho nhiều người dân

 Năm nay, tuy không có nhiều mặt hàng mới nhưng các sản phẩm tập trung vào mẫu mã, màu sắc, chất liệu cũng như giá cả để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nguyên liệu sản xuất hàng mã thường được làm xương bằng gỗ, nứa dán giấy thô, giấy màu rất bắt mắt. Tất cả các công đoạn sản xuất đều được làm hoàn toàn bằng thủ công, từ đan khung đến dán giấy thô, giấy màu và hoàn thiện các chi tiết đều do đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mẩn của người thợ.

Theo người dân nơi đây,  hàng mã làm quanh năm nhưng bán chạy nhất là vào dịp lễ tết, cung ứng chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng của khách. Giá mỗi mặt hàng vào dịp tết không chênh lệch quá cao so với ngày thường, một chiếc thuyền lớn tầm 300 đến 400 ngàn đồng, một bộ nhà kèm theo đồ chia của là 4 triệu.

Hàng mã được trưng bày đẹp mắt tại đền Chọ Củi
Hàng mã được trưng bày đẹp mắt tại đền Chọ Củi

Bà Phan Thị Loan 59 tuổi ( xã Xuân Hải) chia sẻ: “Cơ sở sản xuất được hơn chục năm nay, chủ yếu làm ngựa giấy, mỗi con ngựa to có giá 500.000 đồng/con, con nhỏ vừa có giá 200 – 300.000 đồng/ 1 con, dù là ngày giáp tết nhưng giá cả không chênh lệch với ngày thường là bao…”

Ngựa là một trong những mặt hàng rất “ăn khách” tại địa phương này, bình quân ngày thường mỗi cơ sở làm từ 30 đến 40 con, nhưng để kịp cung ứng cho khách hàng cho tết Nguyên Đán có ngày làm lên tới cả trăm con.

“ Có hôm làm không kịp cho khách lấy đồ đi lễ. Chúng tôi phải thuê thêm từ 2 đến 3 nhân công vào ngày cuối năm để làm cho kịp sản phẩm” anh Nguyễn Anh Đức cho biết.

Giáp tết người đến mua hàng mã tăng vọt
Giáp tết người đến mua hàng mã tăng vọt

Những ngày này dọc tuyến đường đi vào đền Chợ Củi ( xã Xuân Hồng), hàng mã được trưng bày rất đẹp mắt nhộn nhịp người mua người bán. Được biết, do nhu cầu nên sức mua của người dân khá mạnh, đặc biệt là những ngày cuối năm.

Anh Nguyễn Đức Phú vừa trang trí cho ngựa vừa cho hay: “Du khách đến với đền Chợ Củi chủ yếu là khách thập phương, họ đến để làm lễ giải hạn nhất là trong dịp tết. Ngoài hoa quả thì ngựa và vàng mã là mặt hàng được khách chọn nhiều nhất.”

Chị Nguyễn Thị Hoa người bán hàng lâu năm tại khu vực đền Chợ Củi vui vẻ chia sẻ : “Ngày bình thường bán được ít lắm, may sao cuối năm buôn bán khấm khá hơn, có thêm thu nhập để sắm sửa cho Tết…”

Bên cạnh việc gấp rút làm hàng mã để cung cấp đủ số hàng mà khách đặt cho dịp tết Nguyên Đán, người dân nơi đây còn dự trữ số hàng lớn cho các dịp lễ ra năm. Vì vậy mà không khí tết của những người dân làm hàng mã tại huyện Nghi Xuân dường như đến sớm hơn so với những hộ bình thường.

Đọc thêm