Hạn chế tác hại của rác thải nhựa cách nào?

(PLO) - Sáng 14/11, Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kĩ thuật TP Cần Thơ (CUSTA) phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thành phố tổ chức Hội thảo “Giải pháp giảm dần rác thải nhựa – túi nylon hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững tại TP Cần Thơ”.
Hạn chế tác hại của rác thải nhựa cách nào?

Theo ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch CUSTA, hiện nay, các sản phẩm nhựa và túi nylon là những vật dụng phổ biến, thông dụng hàng ngày mang đến sự thuận tiện cho đời sống con người. Tuy nhiên, nó cũng mang lại những vấn nạn lớn cho môi trường, mưu sinh và sức khỏe cộng đồng.

Vì vậy, cần tìm giải pháp để nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề rác thải nhựa – túi nylon, giúp người dân hiểu rõ hơn về tác hại của rác thải nhựa cũng như các quy định của Nhà nước về quản lí, thu gom, xử lý rác thải nhựa, hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn TP. 

Trong khuôn khổ chiến dịch iCHANGE Plastics, Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) vừa giới thiệu một bộ sản phẩm mới với tên gọi độc đáo là “Gia vô vị” (The Tasteless Spice) – đây là một bộ gia vị mang tính hình tượng - không mùi, không vị, chứa 100% thành phần là các mảnh rác thải nhựa cắt nhỏ, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tác hại của những sản phẩm nhựa dùng một lần đến sức khỏe con người đồng thời kêu gọi sự hành động của mọi người trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng, giảm dần và tiến tới loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần. 

“Việc sử dụng quá đà các sản phẩm nhựa dùng một lần vì tính tiện lợi của chúng đang tạo ra gánh nặng rất lớn đến môi trường, đồng thời gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta trong thời gian dài nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của công chúng,” – ông Nguyễn Trần Tùng – Giám đốc Truyền thông CHANGE cho biết. 

Việt Nam là một trong năm quốc gia xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa bị xả ra biển mỗi năm. Rác thải nhựa không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống các loài sinh vật biển mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Người ta tìm thấy hạt nhựa siêu nhỏ trong 83% mẫu nước uống từ vòi, và trong 93% mẫu nước uống đóng chai. Việc tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất trong đồ nhựa dùng một lần (như BPA, styrene) sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, viêm gan, dị ứng, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết và vô sinh. 

Đọc thêm