Hoàng đế thích mặc áo thường dân ban dụ thành lập trường Quốc học

(PLO) -Trường chuyên Quốc học Huế nổi tiếng với nhiều thế hệ học sinh xuất sắc, sau này trở thành nhân tài đất nước. Một trong số đó là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Ngôi trường được vua Thành Thái quyết định thành lập.
Trường Quốc học Huế
Trường Quốc học Huế

Sở thích mặc áo thường dân vi hành

Nguyễn Thành Thái (1889-1907) tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân hay Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức. Thành Thái là hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn, ông lên ngôi vào tháng Giêng năm kỷ sửu (31/1/1889) khi mới 10 tuổi, trì vì được 18 năm. Bấy giờ vị trí thiên tử chủ yếu mang tính biểu trưng với một số ít quyền lực nhất định.

Tuy nhiên vua Thành Thái rất có tư tưởng tiến bộ, thể hiện qua những việc như cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy, hay đọc sách... Đặc biệt vị hoàng đế này giàu lòng yêu nước, luôn nêu cao tình thần chống Pháp. Đáng chú ý như vua có sở thích mang áo thường dân vi hành xem cuộc sống dân chúng như thế nào?.

Vua Thành Thái
Vua Thành Thái

Cũng vì tinh thần tự chủ dân tộc mà chính phủ Pháp tung tin nhà vua mắc bệnh điên để ép phải thoái vị. Tháng 9/1907, chính quyền bảo hộ đưa vua Thành Thái đi quản thúc tại Vũng Tàu. Chín năm sau, vua tiếp tục bị lưu đày sang một thuộc địa khác của Pháp ở châu Phi. Mãi đến năm 1953 ông mới được về Huế thăm lăng cha mẹ.

Ngày 20/3/1954, cựu hoàng Thành Thái mất tại Sài Gòn, thọ 75 tuổi. Thi hài ông sau đó được đưa về an táng trong khuôn viên vua cha là An Lăng tại làng An Cựu, TP Huế hiện nay

Người lập trường chuyên Quốc học

Là người có tinh thần tự cường dân tộc nhưng vì quyền lực bị thu bóp, dù vậy hoàng đế nhà Nguyễn ra sức đổi mới, tận dụng những quyền lực ít ỏi để tìm hướng đi mới.

Nổi bật là sự kiện ngày 23/10/1896 vua ban dụ thành lập trường Quốc học tại kinh đô Huế. Vua giao quan thượng thư Ngô Đình Khả làm trưởng giáo, tương đương chức vụ hiệu trưởng hiện nay.

Nhiều ý kiến sau này cho rằng vua Thành Thái đã chọn con đường học vấn nhằm tìm kiếm nhân tài đòi lại chủ quyền đất nước. Còn rõ ràng chính phủ bảo hộ không muốn nhiều người dân Việt Nam được ăn học đến nơi đến chốn.

Trước việc làm trên, thực dân Pháp buộc phải đồng ý cho lập trường bằng nghị định ngày 18/11/1896 của Toàn quyền Đông Dương. Trong chỉ dụ của vua có đoạn viết “Muốn cho việc giáo dục được hoàn bị, không nên hạn chế học vấn trong khuôn khổ hẹp hòi. Trái lại để đảm bảo cho việc giáo huấn được điều hòa cần mở ra các lớp học thường xuyên”.

Do đó ngoài những thánh kinh, hiền truyện của Trung Hoa, nhà vua bắt buộc đưa thêm nhiều sách các nước khác vào dạy. Vua Thành Thái nhận định “phát triển giáo dục là phương tiện duy nhất để mở mang trí thức, đào tạo nhân tài”.

Trường Quốc học từ lúc mới thành lập có tên “Pháp tự Quốc học trường môn”. Đây được xem là trường trung học đệ nhất (tương đương lớp 12) cấp đầu tiên ở Huế đào tạo nhiều nhân tài nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau.  Việc phát triển giáo dục cho thấy vua Thành Thái mong muốn, trong đợi vào nền giáo dục mới hướng đến phát triển đất nước và hội nhập.

(Còn nữa)

Đọc thêm