Khuôn mẫu giới – chuẩn mực hay áp lực?

(PLVN) - Trả lời câu hỏi này, các diễn giả tham gia buổi tọa đàm nằm trong khuôn khổ dự án "Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Mạng lưới ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực giới (GBVnet) thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Plan International Việt Nam, đều cho rằng trong xã hội hiện đại ngày nay, một số tiêu chuẩn, khuôn mẫu giới này không còn phù hợp, đôi khi còn là những áp lực với nhiều người.
Các diễn giả tham gia tọa đàm trực tuyến "Khuôn mẫu giới - Chuẩn mực hay áp lực?”.
Các diễn giả tham gia tọa đàm trực tuyến "Khuôn mẫu giới - Chuẩn mực hay áp lực?”.

Theo Báo cáo đánh giá tạm thời Dự án Thành phố an toàn với em gái năm 2020 của Tổ chức Plan International Việt Nam, 70% em gái và 67% em trai nghĩ rằng trang phục của con gái khiêu khích nam giới và con trai. Một số ít người tham gia thảo luận nhóm cảm thấy rằng các em gái phải chịu trách nhiệm khi bị quấy rối bằng lời nói hoặc thân thể ở nơi công cộng.

Tọa đàm đã nhận được rất nhiều tương tác, câu hỏi và cả lời nhắn tích cực từ phía người xem, với những câu hỏi và bình luận liên quan đến những vấn đề hóc búa gây tranh cãi như: phụ nữ đi theo những lựa chọn của mình có các thách thức nào; nam giới cũng có thách thức khi các khuôn mẫu gắn liền với việc phải mạnh mẽ, nam tính, làm ra nhiều tiền; nam giới làm việc nhà làm thế nào để không bị coi là ẻo lả, ranh giới giữa sự khen tặng và quấy rối với phụ nữ, quan điểm “làm hoa cho người ta hái, là gái cho người ta trêu" cần phải thay đổi…

 “Khuôn mẫu giới là chuẩn mực hay áp lực, ranh giới đó rất mong manh. Tôi ủng hộ những chuẩn mực tích cực trong xã hội để mỗi người đều có những đích đến, những động lực tốt đẹp để hướng tới, nhưng những chuẩn mực ấy không phải là những cái hộp giới hạn khả năng và sự đa dạng, sự tự do lựa chọn và quyết định dù là của giới nào” - bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD nhấn mạnh.

Đọc thêm