Kỳ lạ khả năng 'nhìn xuyên đại dương' của bộ lạc 'người cá' Moken

(PLO) -Không giống như phần lớn người, trẻ em tại một bộ lạc ở xứ Chùa Tháp (Thái Lan) bám chặt cuộc đời chúng với sóng biển. Chúng đã làm điều đó như thế nào? Và chúng ta làm sao để học được kỹ năng bơi lội của “những người cá” như thế? 
Cậu bé Salamah Katale người Moken đang nhặt hải sâm.
Cậu bé Salamah Katale người Moken đang nhặt hải sâm.

Khi thủy triều lên, lũ trẻ  bắt đầu bơi. Nhưng không giống như những gì bạn từng thấy. Chúng sống dưới nước lâu hơn trên cạn, chúng có đôi mắt mở rộng và bơi lặn điệu nghệ không hề thua kém lũ cá heo là mấy. 

“Tiểu nhân ngư”

Nằm sâu trong những quần đảo thuộc vùng biển Andaman và dọc theo duyên hải phía Tây của Thái Lan là nơi sinh sống của những nhóm bộ lạc nhỏ bé, được gọi chung là “Người cá Moken”. Con cái của họ suốt ngày nô đùa, kiếm ăn dưới biển.

Chúng tỏ ra rất linh hoạt với thế giới đại dương bởi vì có thể nhìn xuyên thấu nó. Và chỉ cần một chút khổ công tập luyện thì khả năng thấu thị của người Moken có thể hình thành ngay từ khi còn rất nhỏ. 

Năm 1999, bà Anna Gislen tại Đại học Lund (Thụy Điển) đã bắt đầu điều tra về những mặt khác nhau của khả năng thấu thị ở người Moken. Anna Gislen và đứa con gái 6 tuổi đã đến Thái Lan, tìm cách thâm nhập vào đời sống của các cộng đồng người Moken, sống chủ yếu trong các ngôi nhà sàn dựng trên mặt biển.

Khi thủy triều đến, đám trẻ Moken nhảy ầm ầm xuống nước, lặn sâu xuống để tìm thức ăn mà hai mẹ con bà Gislen có thể trông thấy rõ mồn một bằng mắt thường. Bà Gislen cho hay: “Họ có đôi mắt mở rộng, thỏa thích bắt cá, sò ốc và hải sâm”. Bà Gislen đã làm một thử nghiệm nhằm xem thử xem khả năng thấu thị của đám trẻ Moken có thật không.

Bà nói: “Lũ trẻ có vẻ cực vui khi tiếp xúc với nước, có vẻ như đại dương là trò chơi thú vị của chúng”. Thí nghiệm nhỏ của bà đã cho thấy rằng đám trẻ con Moken có thể nhìn thấy gấp đôi so với lũ trẻ châu Âu có thể nhìn được ở tuổi lớn hơn. Chuyện gì đang xảy ra? 

Để thấy rõ ràng trên mặt đất, bạn cần phải khúc xạ ánh sáng khi nó chiếu vào mắt qua võng mạc. Võng mạc nằm đằng sau mắt và chứa những tế bào đặc biệt giúp chuyển những tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện tử mà não sẽ can thiệp để sản sinh ra những dạng hình ảnh. Ánh sáng khúc xạ khi đi vào mắt người bởi vì vùng giác mạc bên ngoài chứa nước, nên nó nặng hơn không khí bên ngoài mắt.

Nhờ được huấn luyện, thị lực độc đáo của trẻ em Moken có thể đạt được khi còn nhỏ
Nhờ được huấn luyện, thị lực độc đáo của trẻ em Moken có thể đạt được khi còn nhỏ 

Một ống kính nội sẽ khúc xạ ánh sáng hơn nữa. Khi mắt bị ngâm trong nước – cùng mật độ như giác mạc – chúng ta sẽ mất quyền lực khúc xạ ở giác mạc, điều đó giải thích lý do tại sao hình ảnh trở nên mờ nghiêm trọng.

Từ đó, bà Gislen cho rằng nếu trẻ con Moken có thể nhìn thấy rõ mồn một trong làn nước thì chí ít mắt của chúng phải có một số thích ứng làm thay đổi triệt để cách mà mắt hoạt động, hoặc giả đám trẻ biết cách để sử dụng mắt chúng một cách kỳ diệu dưới nước.

Rọi ánh sáng khoa học

Bà Gislen nghĩ giả thuyết đầu tiên có lẽ không đúng, bởi vì một thay đổi cơ bản đối với mắt có thể làm cho lũ trẻ Moken không thể nhìn tốt dưới nước. Một thí nghiệm mắt đơn giản có thể chứng minh đó là điều đúng đắn: Lũ trẻ Moken chỉ có thể nhìn tốt dưới nước như đám trẻ châu Âu cùng độ tuổi. Qua đó, bà Gislen phỏng đoán rằng rất có thể đám “tiểu nhân ngư” này đã tự điều chỉnh mắt theo ý chúng.

Có 2 cách để bạn có thể cải thiện thị lực dưới nước: thứ nhất, bạn có thể thay đổi hình dáng thấu kính; thứ hai, bạn có thể làm cho đồng tử nhỏ hơn, để làm tăng độ sâu của ánh sáng tiếp xúc. Kích thước đồng tử của lũ trẻ khá dễ đo được, cho thấy đồng tử của chúng có thể teo nhỏ tối đa khả năng thể hiện của con người. Nhưng cái này cũng không thể giải thích bao quát về khả năng cải thiện thị lực của người Moken khi ở dưới nước.

“Chúng tôi đã thực hiện một tính toán nhằm hiểu xem cần bao nhiêu thấu kính  được sử dụng nhằm cho phép họ nhìn xa khoảng cách bao nhiêu mà họ muốn. Và đám trẻ con đó đã nhìn xa hơn mức bình thường mà bạn có thể nhìn thấy dưới nước.

Thường khi bạn ở trong nước, mọi thứ sẽ mờ đi, và mắt không thể bắt kịp với mọi thứ xung quanh vì nó không phải là một phản xạ bình thường. Nhưng lũ trẻ Moken thì có thể làm cả hai – chúng làm cho đồng tử nhỏ hơn, và thay đổi thấu kính mắt. Loài hải cẩu và cá heo cũng có cách thích ứng tương tự”. 

Bà Gislen cũng thí nghiệm với người Moken trưởng thành và thấy là họ không có khả năng nhìn xuyên nước, đó là lý do vì sao những người Moken trưởng thành chỉ bắt hải sản hay săn cá trên mặt nước. Gislen giải thích: “Khi chúng ta có tuổi, thấu kính trở nên ít linh hoạt, vì lẽ đó người trưởng thành mất đi khả năng thích ứng khi ở dưới nước”. 

Bà Gislen tự hỏi liệu trẻ con Moken có một đặc tính di truyền dị thường nhờ vào khả năng nhìn dưới nước hoặc có hay không đó chỉ là một cách thức thực hành. Để trả lời thắc mắc của mình, bà tổ chức một kỳ nghỉ hè ở Thái Lan cho một đám trẻ con châu Âu, và một toán trẻ con Thụy Điển sẽ tham gia vào một số khóa đào tạo nhằm cải thiện khả năng lặn dưới nước, cố gắng để tìm hiểu trực tiếp về khả năng nhận diện đồ vật của trẻ em Moken.

Suốt 1 tháng qua 11 đợt huấn luyện, cả hai nhóm trẻ đã đạt được thị lực dưới nước như trẻ em Moken. Bà Gislen khẳng định: “Mỗi đứa trẻ có một cách thức thể hiện khác nhau, nhưng ở một điểm nào đó, chúng chỉ đột nhiên cải thiện thị lực. Tôi có hỏi mấy toán trẻ thí nghiệm rằng họ có làm gì khác không, thì họ bảo: “Không, chúng cháu chẳng làm gì ngoài việc nhìn xuống nước”.

Tuy nhiên, theo bà Gislen, mắt tụi nhỏ châu Âu trở nên đỏ do mắt tiếp xúc với muối trong nước, trong khi đó đám trẻ Moken thì mắt trong veo, chẳng gặp bất kỳ trở ngại nào. Bà Gislen tự nhủ: “Có lẽ một số thích ứng nào đó khiến cho trẻ Moken lặn xuống nước tới 30 lần/ ngày mà không bị kích thích nào”. 

Gần đây, bà Anna Gislen đã đến Thái Lan để thăm bộ lạc Moken, nhưng tình hình đã thay đổi đáng kể. Năm 2004, một con sóng thần từ trận động đất kinh thiên động địa nằm trong vùng biển Ấn Độ Dương đã hủy diệt phần lớn quê hương của người Moken.

Kể từ đó, chính phủ Thái đã rất vất vả trong việc dời họ lên đất liền, xây dựng nhà cửa và tuyển dụng các thành viên bộ lạc để làm việc tại vườn quốc gia. Bà Gislen tiếc rẻ nói: “Thật nghiệt ngã. Bạn muốn giúp họ bình an và mang đến cho họ một đời sống hiện đại tốt hơn, song cũng vì thế mà người Moken cũng mất luôn bản sắc văn hóa độc đáo của họ”. 

Quê hương của người Moken bị tàn phá nặng nề trong thảm họa sóng thần năm 2004
Quê hương của người Moken bị tàn phá nặng nề trong thảm họa sóng thần năm 2004 

Đám trẻ em Moken – người mà bà Gislen từng gặp năm nào – giờ đây đang ở tuổi thiếu niên, song các em vẫn có thể nhìn rõ dưới nước. Bà Gislen không thể kiểm tra ở người trưởng thành vì họ quá nhút nhát, nhưng bà chắc chắn rằng họ đã mất đi khả năng độc đáo do đã có tuổi. Không may là, lũ trẻ Moken trong thí nghiệm của bà Gislen cũng là những thế hệ cuối cùng của bộ lạc “Nhân ngư” đang sở hữu khả năng nhìn xuyên nước.

Bà Gislen xót xa kết luận: “Vì họ không còn sống nhiều với biển cả nữa, thế nên tôi cho rằng lũ trẻ Moken sinh ra hiện nay đã mất luôn khả năng thị lực phi thường của họ”...

Đọc thêm