Làng cổ Đường Lâm - con cháu muốn về nhà, phải… mua vé?

(PLO) - Từ khi  Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội)  “lên” di tích, Ban quản lý di tích đã lập một đội bán vé cho du khách vào tham quan làng, nhiều chuyện bất cập khiến người dân bức xúc đã nảy sinh từ đây.
chốt bán vé được lập ngay đầu cổng làng.
chốt bán vé được lập ngay đầu cổng làng.

Khách du lịch bất đắc dĩ

“Họ bán vé cho khách du lịch vào tham quan là đúng, nhưng ngay cả con cháu về làng cũng phải mua vé mới được vào cổng để về nhà mình. quả thật chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng đến”, bà Kiều Thị Phương (53 tuổi, thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm) cho hay.
Vào ngày 30/4/2012, cô con gái bà Phương học ở hà nội, nhân ngày nghỉ lễ mời 5 người bạn về nhà chơi. nhóm bạn đi 5 chiếc xe máy, tới cổng làng bị ban quản lý chặn lại thu cả vé người lẫn vé xe, tổng cộng 150 ngàn đồng.
“Như vậy, mỗi người mất 30 ngàn đồng tiền vé người, vé xe mới được vào nhà tôi. đến lúc ăn cơm, các cháu bức xúc nói khiến gia đình tôi vô cùng ái ngại”, bà thuật lại. “Tiếng dữ đồn xa”, những lần sau dù con gái bà nhiệt tình mời ra sao, bạn bè nhất định “không dám” về chơi.
Em trai bà làm việc ở Hà Nội, cuối tuần thường làm cơm mời bạn bè cơ quan về nhà. Nhóm bạn này mỗi lần về đều cảm thấy phiền phức vì phải đợi em bà ra đón mới được vào làng, nếu không phải mất cả vé người, vé xe.
“Đến chơi nếu không mua vé thì phải có người sống trong làng ra bảo lãnh. bảo lãnh nhiều, thành viên của ban quản lý di tích cũng tỏ khó chịu. thậm chí còn gắt gỏng, hậm hực bảo “sao lắm người thân, người quen thế”? những lúc như vậy, chẳng lẽ chúng tôi cứ đứng đó mà đôi co, cãi nhau với họ”, bà Phương nói.
Bà Nguyễn Thị Thảo (58 tuổi, thôn Đông Sàng) cũng bức xúc không kém. bà Thảo kể: “Dịp nhà tôi có công việc, bạn bè đi mấy ô tô đến, tới cổng làng bị họ chặn lại bắt mua vé. nói thế nào cũng không được. tới nhà tôi, bạn bè hậm hực kể lại. tôi bức xúc quá chạy ra hỏi người bán vé, họ chối bay chối biến, dọa đánh cả tôi. lúc sau, con trai tôi ra, mấy người đó lại nói cách khác”.
Dân khổ vì làng cổ
Bà Phương từng có một quầy bán nước trước nhà, hàng ngày tiếp xúc với nhiều khách du lịch. Bà hài hước nói, giờ ai vào làng cứ thản nhiên đi thẳng vào cổng sẽ không bị chặn lại; cứ “lớ nga lớ ngớ” vào chốt hỏi đường, hỏi “nhà này, nhà nọ”, nhân viên ban quản lý sẽ “tóm” ngay bắt mua vé. lại có đoàn 20 cụ già đi ô tô vào chùa mía trong làng cũng mất mấy trăm ngàn vé qua cổng.
Lối vào làng cổ Đường Lâm
 Lối vào làng cổ Đường Lâm
“Anh lái xe cứ chép miệng bảo, các  cụ già cả, tằn tiện, dành dụm mãi mới được chút tiền chung nhau thuê xe đi lễ cho vui vầy tuổi già. đến cổng làng, đã trình bày lý do rồi mà người bán vé nhất định thu tiền của các cụ, mỗi cụ 20 ngàn. lái xe có xin xỏ giảm, người bán vé bỏ ngoài tai, không đoái hoài”, bà Phương nhớ lại.
Phóng viên có mặt tại chùa Mía, tình cờ gặp nhóm du khách vừa bước xuống xe ô tô cũng bức xúc “kể tội” thu vé. Một người nói, nhóm gồm 40 người, phần lớn đều là người làm ăn, buôn bán thường xuyên tổ chức đi lễ. khi tới cổng làng, xe ô tô bị chặn lại bắt mua vé, nhóm khách phản ứng, những người bán vé đã “xoa dịu” bằng cách mặc cả .
“Mình đi lễ chùa, ai có tâm thì công đức tại chùa. việc mua vé rất ít khi chúng tôi gặp thấy. dù nếu có phải mua cũng chỉ dăm ba nghìn đồng chứ không nhiều như ở đây. thấy chúng tôi khó chịu, họ bảo giảm giá. bình thường 40 người là 800 ngàn đồng, giờ giảm còn 700 ngàn đồng. chúng tôi vẫn không đồng ý. mặc cả đi mặc cả lại, cuối cùng họ “chốt hạ” còn 500 ngàn.
Hôm đó đã lên kế hoạch vào chùa lễ, nếu không nhất định chúng tôi không mua vé. họ bảo việc giá cả bán vé ra sao đều làm theo quy định, nhưng cứ kiểu mặc cả như mớ rau, cân thịt thế này khiến chúng tôi rất hoài nghi và bức xúc”, vị khách ấm ức nói.
Ban quản lý nói gì?
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý Di tích làng cổ Đường Lâm cho biết: việc thu vé tại đường lâm bắt đầu từ năm 2008, theo Quyết định 43 về việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn thành phố hà nội của UBND Tp.Hà Nội.
Mức thu được áp dụng cho các đối tượng đúng theo quy định. Theo đó, người cao tuổi và trẻ em khi tới tham quan phải xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh độ tuổi của bản thân.
Theo ông Sơn, Đường Lâm hiện nay có 5 - 6 cổng ra vào nhưng do số lượng nhân viên có hạn nên ban quản lý mới phân bố được khoảng 20 người phụ trách ở 3 cổng tại các thôn: Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Lâm. Tiền bán vé dùng để chi trả lương cho nhân viên, tuyên truyền quảng bá du lịch, thuê địa điểm, hỗ trợ một số người dân làm du lịch… số tiền này không chi vào việc tu bổ, tái tạo làng cổ.
Trước những bức xúc của người dân, ông Sơn khẳng định: “Không có chuyện thu vé con cháu của người dân trong làng. việc này chỉ áp dụng với khách đến tham quan, du lịch tại làng cổ”.
Ông cũng cho hay: “Việc thu phí xe là do UBND xã thực hiện, chúng tôi không có quyền này”, đồng thời ông không đề ra quy định nào về việc giảm giá vé, “mọi thứ” đều thực hiện đúng với Quyết định 43. “Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói tới việc mặc cả giá vé. Tôi sẽ cho kiểm tra và có hình thức xử lý nghiêm khắc, chấn chỉnh lại”, ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Sơn còn cho biết, đầu năm 2014, ban quản lý đã làm đề án “tăng thu phí” vào làng cổ Đường Lâm lên 40 ngàn đồng/người, sẽ dành 60% để hỗ trợ cho làng cổ, số còn lại để chi phí vào công tác quản lý. “Mức vé vào này sẽ hạn chế được việc khách đến tham quan đông. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân trong làng có thời gian tạo ra sản phẩm phục vụ cho du khách, tăng nguồn thu nhập cho gia đình. mức giá 20 ngàn đồng/người chưa đến 1 đô la, nếu áp dụng cho khách nước ngoài thì quá rẻ”, ông sơn phân trần.
Tuy nhiên, ngược lại với ý kiến của ông Trưởng ban quản lý di tích, người dân lại cho rằng, có thể thu vé vào làng nhưng giá vé cần giảm, chứ không phải tăng./.

Đọc thêm