Loa phường sẽ không còn là nỗi ám ảnh?

Được coi là nét văn hóa thông tin Việt Nam, những chiếc loa phường đã đóng góp một thành công nhất định trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, những thứ có giá trị, hoạt động hiệu quả một thời không có nghĩa chúng vẫn phát huy tác dụng tốt như vậy mãi mãi. Vì thế vấn đề quản lý loa phường đã được đặt ra.

Được coi là nét văn hóa thông tin Việt Nam, những chiếc loa phường đã đóng góp một thành công nhất định trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, những thứ có giá trị, hoạt động hiệu quả một thời không có nghĩa chúng vẫn phát huy tác dụng tốt như vậy mãi mãi. Vì thế vấn đề quản lý loa phường đã được đặt ra.

h
"Suy cho cùng việc nhà nước duy trì loa phường cũng là lo cho người dân, vì người dân mà thôi".

Người yêu kẻ ghét

Loa phường gắn bó với kỷ niệm của nhiều người dân, điều này đã rõ. Một bạn đọc từng viết trên báo câu chuyện rằng, nhờ chiếc loa phường mà người bố đã thoát tình trạng mất trí nhớ sau tai nạn giao thông. Một sáng mai thức dậy, người bố nghe thấy một điệu nhạc quen tai và cố nhớ xem bài này mình đã được nghe ở đâu.

Dần dà, sau những lần bắt đầu óc hoạt động có điều kiện như thế, trí nhớ của ông đã phục hồi. Cách đây không lâu, một nhóm công dân Thủ đô đã được ngành tư pháp tôn vinh vì thành tích tuyên truyền pháp luật qua hệ thống loa phường.

“Suy cho cùng việc nhà nước duy trì cái loa phường cũng là lo cho người dân, vì người dân mà thôi. Tại Hà Nội nó có thể làm phiền một số người nào đó nhưng khi về nông thôn, sẽ thấy tất cả người dân đều rất mong chờ đến thời gian phát thanh của loa xã, do điều kiện không thể tiếp cận với các phương tiện truyền tin hiện đại như internet...”, một người dân Hà Nội nói.

Trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, khỏi bàn về tác dụng vô cùng to lớn của những chiếc loa phường. Hòa bình lập lại, kinh tế vẫn rất khó khăn, thì nguồn giải trí, cập nhật thông tin chính của các gia đình và cả cộng đồng vẫn là chiếc loa phường.

Tất tần tật từ chính sách của Đảng và Nhà nước, lịch cắt điện, cắt nước, kế hoạch tiêm phòng dại chó mèo… cho đến những chương trình văn nghệ theo chủ đề đều được truyền tài trên loa phường với tài năng đọc, nói của “phát thanh viên nhà trồng được” và chất lượng âm thanh phụ thuộc theo… thời tiết. Nhưng đến thời bây giờ, khi công nghệ đã len lỏi vào từng nhà, đến với từng người thì chiếc loa phường bị thất thế thấy rõ.

Thế nên, với nhiều người dân của hơn 500 phường của Hà Nội hiện nay, loa phường như một nỗi ám ảnh. "Tôi phải thừa nhận rằng những người sống gần những cái loa rất khổ. Tiếng loa cứ xói vào tai họ", một vị chủ tịch phường thừa nhận điều này.

Chọn nghe, thay vì buộc phải nghe

Nói loa phường hoạt động tự do là chính xác, vì cách đây gần hai chục năm, đã có một văn bản về quản lý loa phường và nó vẫn có hiệu lực cho đến ngày hôm nay, dù đã rất lạc hậu. Khi xem xét về  tính ưu khuyết của hệ thống loa phường, dù rằng có nhiều lời kêu ca, nhưng về mặt tác dụng chung, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vẫn đánh giá rằng, loa phường, xã vẫn cần thiết.

Vì, nhiều thông tin ở địa phương, người dân không thể tìm hiểu được trên các tờ báo của trung ương và địa phương. Hơn nữa, việc tuyên truyền trên loa phường sẽ giảm gánh nặng của cán bộ xã, phường (vốn đã vô cùng nhiều việc)... khi họ không phải đi đến từng nhà thông báo. Tuy nhiên, để lấy lại thiện cảm với người dân dành cho loa phường, cần quản lý nó dưới góc độ: để người dân được chọn nghe thay vì buộc phải nghe.

Muốn vậy, trong dự thảo quản lý loa phường (sẽ được trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt vào cuối tháng 3/2013) sẽ có các quy định về nội dung phát sóng như phải được người dân thông qua, sẽ chỉ phát những thông tin cần thiết như lịch tiêm chủng, lịch họp, kế hoạch vui chơi ngày tết, lễ..., còn những thông tin chính trị - thời sự mà trùng với các bản tin của truyền hình thì người dân có quyền yêu cầu không phát sóng.

Giờ phát cũng do người dân quyết định, đảm bảo không mất giấc ngủ, nghỉ của người dân.

Hà An

Đọc thêm