Người viết sử làng ở thương cảng cổ Vân Đồn

(PLO) -Không qua trường lớp nào, không được đào tạo về lịch sử nhưng bằng sự nhiệt huyết, niềm đam mê và trên hết là tình yêu quê hương đã thôi thúc bản thân ông tự mình nghiên cứu, ghi chép lịch sử của làng, của thương cảng Vân Đồn cổ xưa có niên đại trên 800 năm. Người mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là ông Phạm Quốc Duyệt ở đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh...
 ông Phạm Quốc Duyệt ở đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh...
ông Phạm Quốc Duyệt ở đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh...

Đam mê từ thuở ấu thơ

Ở cái tuổi 70 nhưng ông đã có trên 30 năm nghiên cứu bến cảng Cái Làng - bến đầu tiên cũng là trung tâm của thương cảng Vân Đồn xưa. Ông vốn sinh ra và lớn lên tại đảo, chính vì thế ngay từ lúc còn nhỏ đã được nghe cha và các cụ cao niên kể lại lịch sử của bến cảng Cái Làng.

Ông Duyệt nhớ như in: “Lúc còn be bé học lớp 3, lớp 4 đã được cha kể cho nghe về Cái Làng, các cụ ở làng cũng nói bên đó là trung tâm thương cảng xưa. Nghe thì cũng không hiểu gì, cũng không biết thương cảng là cái gì, chỉ biết ngày ngày theo bố, theo bạn bè sang bên đó chém cây nứa hay đào củ sắn. Về sau lớn lên đọc sách báo thì mới biết là Cái Làng trước kia là trung tâm thương cảng Vân Đồn được thành lập năm 1149”.

Ngày ngày đi học đến lớp các thầy cô cũng giảng dạy về lịch sử văn hóa thấy nhiều vấn đề hay trong nghiên cứu lịch sử. Thêm vào đó ông nghĩ làng mình có bề dày lịch sử văn hóa chưa được ai đi sâu nghiên cứu, chính bởi những lý do đó đã vun đắp dự định ấp ủ nghiên cứu lịch sử trong ông.

Ông tâm sự: “Năm 1968 lúc đó có 22 tuổi thấy các đoàn khảo cổ sang bên Cái Làng họ nghiên cứu, mình cũng đi theo họ và chính từ đó khao khát nghiên văn hóa càng trở lên lớn hơn”. Dần dần những ấp ủ trong bấy lâu trong ông đã bước đầu thực hiện được. Năm 1983 khi đó ông làm bí thư đoàn thanh niên của xã và chính thức từ năm này ông bắt tay vào nghiên cứu lịch sử Cái Làng.

Ông nhớ lại: “Thời đó khi mà mới chập chững vào nghiên cứu trong đầu mình không có một chút kiến thức nào về khảo cổ, cái khó nhất vẫn là phân biệt các hiện vật mà mình xin, sưu tập được nó có từ thời nào, trong tay thì cũng không có chút tài liệu nào liên quan đến Cái Làng chỉ biết qua những câu chuyện được nghe kể. Lúc đó mơ hồ lắm chỉ có động lực và đam mê, tự mình nhủ với bản thân sẽ làm được”.

Mày mò tự học hỏi nghiên cứu

Cũng chính từ việc không có chút kiến thức về nghiên cứu, trong đầu ông đã nảy ra ý định sẽ đi từ những câu chuyện mà các cụ kể lại. Cóp nhặt, liên kết các câu chuyện ông lại ông nhận ra Cái Làng ẩn chứa nhiều bí ẩn không chỉ có về văn hóa mà còn có nhiều liên quan đến lịch sử dân tộc.

Ông cho hay: “ Những câu chuyện được nghe kể lại giúp mình hiểu biết thêm rất nhiều. Lúc đó nhận định không phải từ năm 1149 nơi đây mới sầm uất thuyền buôn trong và các nước láng giềng ra vào mà trước đó nữa Cái Làng đã tấp lập giao thương trên bến dưới thuyền”.

Năm 1985 làng Quan Lạn thiếu lương thực bà con mới tập trung sang Cái Làng phát rẫy làm lúa nương. Trong quá trình trồng trọt bà con mới phát hiện những hiện vật như nền đình, nền chùa cùng nhiều cổ vật có từ thời xưa bị vùi lấp trong đất đá.

Ông nhớ lại: “Năm đó cũng thường xuyên sang Cái Làng xin những bát đĩa, ấm, tích, đồng xu cổ bà con phát nương, cày cấy phát hiện thấy. Về thì mình cũng chỉ theo cảm quan nhìn bề ngoài mà xếp các hiện vật vào một nhóm với nhau, cái này giống cái kia ở điểm nào, chúng có gì chung thì cho vào một nhóm, chứ lúc đó không biết phân biệt được niên đại của các hiện vật đó”.

Tưởng chừng không tài nào phận biệt được các hiện vật mà mình sưu tầm được, nhưng công không phụ lòng người ông đã gặp được các nhà sử học, các nhà nghiên cứu văn hóa, các đoàn khảo cổ, từ việc dẫn các đoàn khảo cổ đến Cái Làng và cùng họ nghiên cứu đã giúp ông có kinh nghiệm.

ông Phạm Quốc Duyệt ở đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh...
 ông Phạm Quốc Duyệt ở đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh...

Ông Duyệt tâm sự: “ May mắn cho tôi gặp được PGS Đỗ Văn Ninh ở Viện khoa học lịch sử, ông có nhiều năm ra Cái Làng nghiên cứu. Chính ông đã giảng dạy và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức về khảo cổ cùng những dấu hiệu để biết được các tầng văn hóa từ các hố khai quật cũng như xác định niên đại của các hiện vật.

Liên tục về sau tôi cũng may mắn được dẫn các đoàn khảo cổ học đến địa phương từ những chuyến đi cùng họ mà mình mới biết thêm nhiều điều”.

Những truân chuyên về nghề, về cuộc đời

Cũng chính từ đam mê hay đơn thuần đó cũng chỉ là các duyên về công việc ông đang làm là nghiên cứu văn hóa của quê hương mình. Ông nói vui đó là cái “nghề”, cái nghiệp, một món nợ mà mình phải trả cho làng.

Khi nhớ lại những gì đã qua, những khó khăn mà buổi ban đầu tự mình nghiên cứu, tìm tòi, ghi chép sử của làng khuôn mặt ông hiện hữu nét đượm buồn. Ông cho hay đó không chỉ là những năm tháng khó khăn trong việc tìm tài liệu mà còn là những năm tháng phải hy sinh hạnh phúc gia đình, thậm chí là công việc của mình để lấy thời gian cho nghiên cứu, theo đuổi đam mê mà mình ấp ủ.

Ông bùi ngùi kể lại: “ Nhiều năm liền mải mê say nghiên cứu cứ sáng đi tối mới về, 24/24 ở bên Cái Làng. Lúc đi các con còn ngủ, lúc về chúng đã đi ngủ hết, tất cả công việc trong gia đình đều giao phó cho vợ cùng 6 đứa con nhỏ”.

Công việc triền miên năm này qua năm khác cứ mãi một việc tìm và ghi  chép. “Khi thủy triều xuống lại một mình đi tắt qua bãi biển để sang Cái Làng, mò mẫm tìm các hiện vật còn sót lại ở  dưới cây mắm, cây sú đó có thể là những mảnh sành, mảnh gốm nằm ở sâu trong lớp bùn lấm ở biển hay chỉ là đống xu cổ được chôn cất đâu đó ở đồng ruộng trên đảo Cái Làng. Thủy triều lên mới về, nhiều đêm thức thâu đêm để ghi chép những gì mà mình làm được”, Ông Duyên cho biết thêm.

Nói đến cuộc sống gia đình hiện tại, ông không khỏi né tránh những vất vả lo toan thường ngày. Bùi ngùi khi nhắc đến cô con gái lớn bị bệnh tâm thần đã 5 năm nay. Ông kể trong ánh mắt đượm buồn:

“ Năm 2011 chỉ vì ốm sốt bình thường tự nhiên chạy lên não và phát bệnh. Đưa đi khám ở bệnh viện tâm thần tỉnh bác sĩ chuẩn đoán bị bệnh tâm thần, gia đình chạy chữa khắp nơi, vất vả chồng con không có bố mẹ phải lo cho tất cả, năm phải đưa đi khám ít nhất 2 đến 3 lần.

Tất cả chi tiêu hàng ngày đều phải tích cóp từ đồng lương tôi đang làm trưởng thôn. Tháng nào có đoàn khách du lịch họ cần người hướng dẫn viên tôi lại nhận, một phần muốn quảng bá hình ảnh quê hương một phần để lấy ít kinh phí đi lại để chi tiêu hàng ngày”.

Cán bộ văn hóa xã Quan Lạn, anh Hoàng Huy Sầm cho chúng tôi biết thêm: “ Ông Duyệt là người có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử của bến Cái Làng.

Không chỉ có việc nghiên cứu ghi chép lịch sử văn hóa của làng mà ông còn có đóng góp trong việc quảng bá các di tích lịch sử trong đó có bến Cái Làng đến đông đảo khách du lịch thông qua việc ông dẫn các khách đi tham quan giới thiệu cho họ biết đến thương cảng cổ thời xưa  nằm ở địa phương”.

Trong câu chuyện với ông Duyệt, chúng tôi cảm nhận được sự tâm huyết tràn đầy niềm đam mê nghiên cứu lịch sử trong con người ông. Và ngày ngày “Nhà sử học dân gian”, người viết sử làng này vẫn cần mẫn với công việc gắn bó với mình đã suốt 33 năm qua.

Đọc thêm