Những việc làm ý nghĩa của các hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn

(PLO) -Vua Khải Định hướng cho con sang Pháp du học, tiếp thu tiến bộ phương Tây song không đạt kết quả như ý. Con trai ông là vua Bảo Đại sau những nỗ lực bất thành đặt dấu chấm hết cho chế độ phong kiến Việt Nam.
Nhiều nghi lễ được vua Khải Định lược bỏ
Nhiều nghi lễ được vua Khải Định lược bỏ

Tối giản lễ hội tránh lãng phí

Tiến trâu đất hay xuân ngưu là nghi lễ tế trâu dịp lập xuân. Theo sử sách ghi chép lại, vua Lý Anh Tông (1138-1175) đã ban lệnh thờ cúng thần Câu Mang là vị thần trông coi về mùa xuân, chủ thần mùa màng, trông coi mùa màng. Nghi thức dâng trâu đất mùa xuân từ thời Hậu Lê về sau ngoài trâu đất còn có thêm lễ vật là tượng thần Câu Mang dưới hình dạng chú bé mục đồng.

Về ý nghĩa, tục lệ này có ý nghĩa tống tiễn mùa đông lạnh giá qua mau bởi tháng Sửu là tháng cuối cùng trong năm, thời điểm này mùa đồng rét buốt. Trong phần lễ hội một người câm roi trang trí sặc sỡ quất vào trâu đất để tống khứ cái lạnh buốt thịt đi, nghênh đón mùa xuân về.

Khi làm lễ mùa xuân trước tiên dâng lễ vật là con trâu đất (xuân ngưu) đặt dưới đền thờ. Tùy theo ngũ hành ngày lập xuân, trâu đất được sơn màu khác nhau sao cho phù hợp. Ví dụ ngày hành mộc thì sơn trâu màu xanh; hành kim sơn màu trắng.  

Ngoài ra người dân Việt từ ngàn đời nay quan niệm “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Để trâu khỏe mạnh cần có người chăn trâu tốt (mục đồng) nên trong lễ vật mới có thêm tượng thần Câu Mang. Qua đó nghi lễ còn nhằm mục đích khuyến khích việc chăn nuôi, trồng trọt.

Nghi lễ xuân ngưu mang đậm dấu ấn văn hóa nông nghiệp, mang tính dân gian nhưng lại được chính quyền tổ chức quy mô. Theo quy định, tục lễ này diễn ra vào ngày lập xuân do bộ Lại tiến hành theo lệnh vua tại triều đình. Còn các tỉnh, quan cai trị tiến hành.

Tuy nhiên đến thời vua Khải Định, tục lệ xuân ngưu chính thức bị chấm dứt. Vua ban sắc dụ nói rằng lễ hội phiền phức, phí phạm nên đổi trâu đất bằng tranh vẽ trâu. Mỗi năm đến lễ chỉ dâng vào Đại nội một bức họa trâu, các nghi lễ khác bãi bỏ. Sắc dụ giải thích làm như thế vừa giữ được tục lệ lâu năm lại tránh lãng phí. Như vậy đến thời vua Khải Định, tục lệ xuân ngưu chỉ còn giá trị biểu trưng.

Chuyện du học của vị vua cuối cùng triều Nguyễn

Một việc làm được cho có tầm nhìn nữa của vua Khải Định đó là cho con trai Nguyễn Bảo Đại (1926-1945) du học. Sử chép lại năm 1922 vua Khải Định sang Pháp dự hội nghị thuộc địa. Thấy “mẫu quốc” quá hiện đại nên vua sau khi về nước đã ban lệnh cho thái tử Vĩnh Thụy đi du học. Trước lúc con đi, vua cha còn dặn dò kĩ lưỡng việc gửi đi du học nhằm mục đích mở rộng kiến thức, nâng cao trí tuệ và rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

Vua Khải định còn sai quan thần sang Pháp giám sát việc học của con. Ông dặn con trai lúc đó mới 9 tuổi nên giao du với những đại gia hoàng tộc để học hỏi những giá trị luân lý còn lưu lại. Ngoài ra triều đình còn cử bậc túc nho sang Pháp dạy chữ Hán cho Vĩnh Thụy cũng như các khuôn phép phương Đông. Thời khóa biểu trong những năm niên thiếu của Vĩnh Thụy được quy định chặt chẽ để sau này thích hợp với việc dạy làm vua.

Bảo Đại- vị vua cuối cùng triều Nguyễn
Bảo Đại- vị vua cuối cùng triều Nguyễn

Giai đoạn đi du học, Vĩnh Thụy được ông Charles là cựu khâm sứ Pháp tại Huế trông nom dạy dỗ, con như con cháu trong nhà. Ngoài giờ lên lớp buổi sáng, thời gian còn lại hoàng tử An Nam phải hoàn thành các bài tập chuyên cần. 

Nếu so với các thú vui khác như đánh cầu lông, quần vợt, nhảy đầm hay đua xe, đua thuyền thì chuyện học của Vĩnh Thụy rất hiểm sử liệu ghi chép tỉ mỉ hoàng tử học tập đạt kết quả như thế nào.

Suy nghĩ tiến bộ của vua Khải Định là một chuyện, còn việc học tập của con trai đạt kết quả như mông muốn hay không là chuyện khác. Sau 10 năm du học ở Pháp, ngày 16/8/1932 Vĩnh Thụy về nước chấp chính (nắm giữ các quyền lực).

Sau khi lên ngôi lấy niên hiệu Bảo Đại, vị hoàng đế thân phương Tây này tiến hành nhiều cải cách trong triều như bãi bỏ một số tục lệ truyền thống, từ đó thần dân không phải quỳ lạy khi vua đi tới; quan Tây vào chầu chỉ cần bắt tay thay vì chắp tay xá lạy. Song những cải cách không mang lại hiệu quả là bao.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp giành quyền thống trị đã tuyên bố trả tự do cho Việt Nam, ngày 11/3/1945, Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cao Việt Nam độc lập” tuyên bố khôi phục chủ quyền Việt Nam.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, ngày 25/8/1945, Bảo Đại tuyên bố thoái vị trước cửa Ngọ Môn. Sự kiện này đặt dấu chấm hết của chế độ phong kiến Việt Nam. Ông là vị vua thứ 13 cũng là hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến ở Việt Nam.

Đọc thêm