Tin 'nóng bỏng': Phát lộ hầm mộ ngầm an táng di hài chúa Giesu

(PLO) -Một tốp các chuyên gia khảo cổ trong lúc đang làm việc tại Nhà thờ Cổ Mộ Thánh ở Jerusalem (Israel) đã bất ngờ khám phá ra một phiến đá bí ẩn với những dòng nội dung ghi đây là nơi an giấc ngàn thu của đức Chúa Ki tô (Jesus Christ). Thông tin cực kỳ nóng bỏng…!
Các công nhân bắt đầu di dời phiến đá cẩm thạch nặng nề từng bao bọc kệ an táng buổi đầu trong suốt nhiều thế kỷ, làm phát lộ nhiều cơ quan bên dưới.
Các công nhân bắt đầu di dời phiến đá cẩm thạch nặng nề từng bao bọc kệ an táng buổi đầu trong suốt nhiều thế kỷ, làm phát lộ nhiều cơ quan bên dưới.

Lần đầu tiên, trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà khoa học bất ngờ tiếp xúc với một bí mật nhiều người muốn biết: Hầm mộ ngầm của Jesus Christ.

Bí ẩn hầm mộ ngầm

Nằm ngay trong lòng Nhà thờ Cổ mộ Thánh ở Jerusalem, lăng mộ này được bao phủ bởi một tấm ốp đá cẩm thạch có niên đại ít nhất từ năm 1555 sau Công Nguyên (sCN). Ông Fredrik Hiebert, một nhà khảo cổ học ở Jerusalem, một đối tác trong dự án trùng tu, phát biểu qua Hội địa lý quốc gia Mỹ (NGS): “Tấm đá cẩm thạch phủ bên ngoài được kéo qua một bên, và chúng tôi hết sức kinh ngạc trước khối lượng vật liệu nằm bên dưới. Cuối cùng chúng tôi đã có thể nhìn thấy bề mặt đá nguyên thủy của nơi mà theo truyền thống được cho là nơi an giấc ngàn thu của chúa Giesu”.

Theo lịch sử Ki tô giáo, di hài chúa Giesu được quàn trên một cái kệ hay “giường an táng” trong một góc hang động đá vôi từng là nơi diễn ra nghi lễ đóng đinh bởi người La Mã vào năm 30 sCN hay có thể là năm 33 sCN. Người Công giáo tin rằng chúa Giesu đã sống lại sau khi qua đời, và có một người phụ nữ đã đến nơi đặt di hài Chúa khoảng 3 ngày sau khi Người tạ thế lại nói rằng không thấy di hài của Người ở đó nữa.

Kệ mai táng nay được bao bọc bởi một công trình kiến trúc nhỏ được gọi là Edicule (tiếng Latinh aedicule nghĩa là “ngôi nhà nhỏ”), Edicule được xây lại lần cuối cùng vào khoảng năm 1808-1810 sau khi nó bị hư hoại trong một vụ hỏa hoạn. Edicule và nội thất ngôi mộ hiện đang được trùng tu bởi một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Công nghệ quốc gia Athens (NTUA) ở Hy Lạp, đặt dưới sự chỉ đạo của Trưởng giám sát khoa học, giáo sư Antonia Moropoulou.

Ngôi đền từng là nơi an táng di hài chúa Giesu hiện đang được trùng tu ngay bên trong Nhà thờ cổ mộ Thánh ở Jerusalem.
Ngôi đền từng là nơi an táng di hài chúa Giesu hiện đang được trùng tu ngay bên trong Nhà thờ cổ mộ Thánh ở Jerusalem.

Việc tiếp xúc “giường an táng” được xem là “cơ hội chưa từng có” để nghiên cứu về cấu trúc thủa ban đầu của nơi thiêng liêng nhất trong đạo Công giáo. Việc phân tích khối đá nguyên thủy có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn không chỉ về dạng thức ban đầu của phòng mộ ngầm, mà làm thế nào mà khu mộ ngầm đã phát triển trở thành một thánh tích tôn giáo. GS Antonia Moropoulou phát biểu: “Chúng tôi đang ở thời khắc quan trọng để cải tạo kiến trúc Edicule. Các kỹ thuật mà chúng tôi đang sử dụng để khám phá tượng đài kiến trúc này sẽ giúp cho thế giới nghiên cứu súc tích hơn về các phát hiện của chúng tôi”.

Thời khắc phát lộ

Các cửa dẫn vào Nhà thờ Cổ mộ Thánh được đóng lại ngay những giờ đầu – khá bất thường với giờ quy định đóng cửa bình thường – để lại tâm trạng hoang mang cho một biển người hành hương và khách du lịch đứng chen chúc bên ngoài. Bên trong nhà thờ, một nhóm các nhà bảo tồn, các thầy tu dòng Fran-xít, các linh mục nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp và các thành viên của Nhà thờ Coptic... nhìn chăm chăm vào Edicule. Nhô mình lên trước mặt họ là mặt tiền của một ngôi đền có từ thế kỷ 19. Bên trong lăng mộ, phiến đá cẩm thạch bao phủ một cái bàn Thánh dài từ 0,9m đến 1,5m và được chạm khắc từ một loại đá cẩm thạch màu kem, dưới cái bàn là một mặt bằng đá xám màu be.

Các công nhân bắt đầu di dời phiến đá cẩm thạch nặng nề từng bao bọc kệ an táng buổi đầu trong suốt nhiều thế kỷ, làm phát lộ nhiều cơ quan bên dưới.
 Các công nhân bắt đầu di dời phiến đá cẩm thạch nặng nề từng bao bọc kệ an táng buổi đầu trong suốt nhiều thế kỷ, làm phát lộ nhiều cơ quan bên dưới.

Nhà thờ Cổ mộ Thánh (còn có tên khác là Nhà thờ Phục Sinh) hiện tại đang được giám sát bởi 6 phái Ki Tô giáo: 3 giáo phái chính là Nhà thờ chính thống giáo Hy Lạp, Nhà thờ giáo hội công giáo La Mã và Nhà thờ chính thống giáo Armenia, họ đóng vai trò giám sát chính; và 3 nhóm giáo phái còn lại là Nhà thờ Coptic, Chính thống giáo Ethiopia và các cộng đồng Syriac. Những phần khác của Nhà thờ Cổ mộ Thánh được dùng cho các buổi lễ của tất cả mọi giáo phái, theo một quy định thỏa thuận chung.

Nhà thờ Cổ mộ Thánh

Nhà thờ Cổ mộ Thánh nằm ngay trong lòng Khu Công giáo của Thành cổ Jerusalem. Theo các tài liệu lịch sử, nhà thờ này có niên đại hình thành từ thế kỷ thứ 4, bao gồm 2 địa điểm linh thiêng nhất của đạo Công giáo: một là nơi mà xưa kia đức Giesu xứ Nazareth bị đóng đinh trên cây thập ác được biết đến dưới tên gọi Calvary trong tiếng Latinh và Golgotha trong tiếng Hy Lạp; và địa điểm thứ hai là ngôi mộ trống của chúa Giesu, nơi Người được cho là an táng và phục sinh.

Một bà sơ Công giáo đang quỳ gối cầu nguyện tại “giường mộ” của chúa Giesu ngay bên trong ngôi miếu mộ được biết đến dưới cái tên Edicule.
Một bà sơ Công giáo đang quỳ gối cầu nguyện tại “giường mộ” của chúa Giesu ngay bên trong ngôi miếu mộ được biết đến dưới cái tên Edicule.

Nhà thờ Cổ mộ Thánh là điểm hành hương lớn nhất của người Công giáo và là nơi tồn tại tín ngưỡng sự phục sinh của chúa Giesu, vì thế nhà thờ còn có cái tên Hy Lạp thủa ban đầu là Nhà thờ Anastasis. Ngày hôm nay, khu phức hợp nhà thờ rộng lớn này được dùng làm trụ sở của Giáo trưởng chính thống giáo Hy Lạp của Jerusalem, nắm quyền kiểm soát nhà thờ và chia sẻ quyền lực với một vài tổ chức thế tục, hiện trạng vẫn không hề thay đổi trong suốt hơn 160 năm qua. Các tổ chức thế tục cùng chia sẻ tài sản của Nhà thờ cổ mộ Thánh là Chính thống giáo Hy Lạp, Chính thống giáo Armenia và Công giáo La Mã.

Trong khi đó người Tin Lành bao gồm Anh giáo không có sự hiện diện thường trực ở nhà thờ. Theo tài liệu lịch sử, Hoàng đế Constantine đã phê chuẩn để dựng một hàng rào đá bao quanh ngôi mộ chính của Giesu mà không làm hại nó, nhằm cô lập ngôi mộ này. Tàn tích cho đến ngày nay là một phiến đá cẩm thạch có niên đại 500 năm nhằm bảo vệ ngôi mộ thoát khỏi những cuộc tấn công của người Ottoman. Tuy nhiên, một số giếng trời lộ thiên xuyên qua phiến đá cẩm thạch từ nội thất ra ngoại thất, đã để lộ một khối đá vôi ngầm bên dưới, có thể là khối đá nguyên thủy của mộ Chúa.

Từ những tài liệu của những người hành hương cho thấy rằng khu nhà nguyện có mộ chúa Giesu đã bị ngăn cách từ buổi ban đầu, và vòng hàng rào đá Rotunda chỉ được dựng quanh nhà nguyện vào khoảng năm 280. Hàng năm, Nhà thờ chính thống giáo Phương Đông lại tưng bừng tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền phép của Nhà thờ cổ mộ Thánh, ngày 13 tháng 9.

Các lãnh đạo Nhà thờ đang lắng nghe dự án trùng tu của TS Antonia Moropoulou, trưởng nhóm trùng tu.

Các lãnh đạo Nhà thờ đang lắng nghe dự án trùng tu của TS Antonia Moropoulou, trưởng nhóm trùng tu.

Trong suốt nhiều thập kỷ, không ít sự quan tâm của dư luận về tính toàn vẹn cấu trúc từ thế kỷ 19 của “ngôi nhà nhỏ” Edicule. Nó từng bị phá hủy trong trận động đất vào năm 1927, và các giới chức Anh đã khôi phục lại vào năm 1947 với phần dầm ngoại thất hơi khó coi và tồn tại tới tận ngày nay. Việc thiếu thốn các nguồn lực tài chính đã gây khó khăn cho việc sửa chữa nó.

Năm 2015, Giáo trưởng chính thống giáo Hy Lạp ở Jerusalem với sự chấp thuận của 2 cộng đồng nhà thờ khác đã mời Đại học công nghệ quốc gia Athens (NTUA, đơn vị từng thực hiện các dự án trùng tu trước đó ở thành phòng thủ Athens và vương cung thánh đường Hagia Sophia) để nghiên cứu về Edicule. Các cộng đồng của Nhà thờ Cổ mộ Thánh nhất trí về phương án trùng tu cấu trúc của Edicule vào tháng 3/2016 và công trình này sẽ hoàn tất vào mùa Xuân năm 2017.

Những nguồn tài trợ chính cho dự án trị giá hơn 4 triệu USD này bao gồm một khoản tài trợ hoàng gia trị giá nhiều tỷ USD của Quốc vương xứ Jordan-Abdullah II, và món quà trị giá 1,3 triệu USD đến từ Mica Ertegun gửi cho Qũy tượng đài lịch sử thế giới (WMF).

Đọc thêm