Xem 'yêu sư' chuyên nghiệp trừ tà bằng giầy cũ

(PLO) -50 đô la Hồng Kông (HKD, tương đương 140.000 VNĐ) là cái giá mà khách hàng sẽ phải trả cho bà. Vương Cát Lợi là một “yêu sư” chuyên nghiệp, “vũ khí” chỉ là một chiếc giầy đã sờn. Bà sẽ đánh bại yêu tà của kẻ địch, thu vào trong chiếc giày cũ và đốt nó ra tro. 
Mâm trái cây và nến thắp là những thứ dâng cúng thần; những hình nhân cọp giấy tượng trưng cho thế lực xấu có thể gây hại cho con người.
Mâm trái cây và nến thắp là những thứ dâng cúng thần; những hình nhân cọp giấy tượng trưng cho thế lực xấu có thể gây hại cho con người.

Kỳ bí "đốt vía kẻ xấu"

“Đập vía kẻ xấu” hay “Da Siu Yan” trong tiếng Quảng Đông là một nghi thức dân gian của Trung Quốc dùng để khu trừ ma quỷ, đặc biệt là xuất phát từ những người xấu làm ra. Những “bậc thầy đập vía” thường là các lão bà, sẽ đánh vào những hình nhân giấy tượng trưng cho những người mà khách hàng muốn tống khứ. Nghi thức này cũng bao gồm rất nhiều bước nhằm ra lệnh cho một vị thần (trong đạo Lão) giúp thân chủ tránh xui xẻo từ đối phương mang lại, mang lại điềm may mắn. 

“Tiểu hình nhân” có thể là một ai đó cụ thể hay có thể là một tài liệu tham chiếu đến tất cả những gì xấu xa gồm cả ma quỷ. Bà Vương hành nghề ngay dưới chân cầu Cổ Ngỗng ở Causeway Bay, một nơi đắc địa để hành nghề tâm linh. Bình thường, nơi đây có 5 thầy pháp hành nghề, những tấm biển quảng cáo của họ được treo trên lan can cầu nhằm thu hút khách bộ hành, đề dòng chữ: “Tới đây nào, tiễn biệt vía xấu!” 

Khi có ai đó qua đường, thầy Vương sẽ hét lớn để chào mời họ. Nếu “cá đã cắn câu”, bà Vương sẽ nhanh chóng vào việc. Trước hết là viết tên khách hàng lên một mẩu giấy hồng và lẩm nhẩm khấn thầm “mang tiền về”, chủ yếu nhờ Thần Tài giúp sức. Nếu muốn trút hết sự tức giận trong lòng, họ có thể viết tên kẻ thù – tốt hơn hết là ngày sinh, địa chỉ nhà hay đôi khi là bức ảnh của người muốn bị yếm – lên một trong 2 mẫu giấy dài màu trắng. 

Pháp sư Vương Cát Lợi hành nghề “trục tà” ngay tại một trong những giao lộ sầm uất nhất đặc khu Hồng Kông.
Pháp sư Vương Cát Lợi hành nghề “trục tà” ngay tại một trong những giao lộ sầm uất nhất đặc khu Hồng Kông.

Ông Serge Rodionov, một khách du lịch Ukraine, ngang qua chỗ thầy pháp Vương Cát Lợi đã ngẩn người khi nhìn thấy các nghi thức kỳ lạ: “Đây là cách thức để nguyền rủa kẻ thù sao? Tôi chả hiểu gì cả". Nhưng sau khi trả 50 HKD, ông Rodionov liền viết tên kẻ thù lên giấy, phân trần:

“Tôi đến đây với một kẻ thù duy nhất. Ô, và lại sực nhớ ra thêm một kẻ khác”. Vị du khách Ukraine thắp 3 cây nhang để cầu thần linh hiển. Thầy Vương cầm một miếng giấy vàng lướt qua vài cây nến đang cháy, quét nó một lượt quanh thân mình của khách.

Bước thứ ba là đánh đập “vật thế thân”, thầy Vương cầm miếng giấy mà khách có ghi tên người phất qua lại và lẩm nhẩm khấn “Tà ma biến mau, người này không sợ”, kế đó dùng đôi giầy sờn cũ để đập vào tờ giấy ghi tên, tượng trưng cho ai đó bị chà dưới chân. Chỉ trong vòng 30 lần đánh đập, mảnh giấy đã bị xé rách tả tơi và cuối cùng được đem đi đốt.

Một hình hổ giấy tượng trưng cho “Bạch hổ” được cho là sẽ làm hại con người vào một ngày nào đó trong năm, cũng được đem ra hóa tro. Cuối cùng, thầy Vương ném 2 đồng xu cho đến khi chúng chạm đất, nếu đồng xu dựng đứng trong một thời khắc thì đó là điềm tốt.  

Toàn bộ nghi thức diễn ra trong vòng 10 phút. Les Yen, một khách hàng mới, tỏ ra hoài nghi về tác dụng của phép thuật này: “Liệu nó có hiệu nghiệm không thầy?” “Hiệu nghiệm chứ, miễn là cô tin thì thôi”, bà Vương quả quyết. 

“Văn hóa bùa chú”

Hồng Kông là một xứ sở siêu mê tín. Mặc dù là một siêu đô thị hiện đại, nhưng Hồng Kông cũng tự hào với những “thầy đốt vía kẻ xấu” như bà Vương Cát Lợi, và nghi thức thần bí này đã được xứ này liệt vào danh sách “di sản văn hóa vô hình” cùng với 62 giá trị văn hóa khác. 

Trên trang web của Ủy ban Du lịch Hồng Kông, nghề “đốt tà vía” còn được giới thiệu là một nét “văn hóa sống”, còn trên tờ Minh Báo cũng khẳng định nghi thức thần thánh này mỗi năm thu hút hơn 2.000 du khách Đài Loan.

Một pháp sư đang giơ biển quảng cáo viết bằng tiếng Anh: “Cầu nguyện thần linh, thần sẽ tiêu trừ ma quỷ. Phí: 50 HKD/lần. Cảm ơn”.
Một pháp sư đang giơ biển quảng cáo viết bằng tiếng Anh: “Cầu nguyện thần linh, thần sẽ tiêu trừ ma quỷ. Phí: 50 HKD/lần. Cảm ơn”. 

Thực ra việc nguyền rủa kẻ thù đã có một lịch sử hình thành rất lâu đời. Chẳng hạn ở đảo quốc Haiti, dân sở tại còn dùng búp bê phù thủy; ở Trung Phi, người ta dùng móng tay “ếm” nhau. Tại Trung Quốc, cách đây hơn 3.000 năm, một vua nhà Chu đã bắn mũi tên vào một hình nhân tượng trưng cho kẻ thù của ông, theo học giả Lưu Lập Minh với công trình nghiên cứu về tà thuật đời Tống.

Những người “đập vía” được xem là thầy pháp, được cho là có khả năng giao tiếp với thế giới thần linh nhằm khiến cho nghi thức trở nên hiệu nghiệm. 

“Đập vía” hình nhân được cho là làm tổn hại tài lộc của một ai đó, và phần lớn các thầy pháp đều khăng khăng tuyên bố họ thật sự rất không muốn thi triển phép thuật ngay cả khi khách hàng yêu cầu. Trên tấm danh tiếp của thầy Vương có đề tên của bà là Cát Lợi có nghĩa là may mắn, nhưng đó không phải là tên thật của bà.

Khi được hỏi, bà Vương cười sảng khoái: “Tôi tự đặt tên cho mình thôi. May mắn thì ai mà chả muốn”. Ở tuổi trung niên, bà Vương là thầy pháp trẻ nhất trong số 5 pháp sư hành nghề dưới gầm cầu, làm nghề này khoảng 7 - 8 năm và mẹ bà cũng là một pháp sư đã giải nghệ. “Má tôi dạy tôi cách làm nghề này. Tôi làm vì nghĩ mình được thần cho “ăn lộc”. 

Có rất nhiều nghi thức để có thể hành nghề “đốt vía kẻ xấu”, và không hẳn lúc nào bà Vương cũng giữ bất di bất dịch các thao tác của mình mà có một chút thay đổi: đôi khi bà yêu cầu khách hàng đọc một dòng chữ trên danh thiếp của bà, và theo cách đó thì sẽ mang lại may mắn và nguyền rủa những điều xấu xa; hoặc có lúc bà cũng không thèm đốt 3 que nhang.

Những người hành nghề thầy pháp như bà Vương thường nhận trái cây và nến từ khách hàng để dâng cúng cho thần linh, nhưng khi không có khách hàng, bà sẽ ăn các vật cúng này. 

Một pháp sư đang giơ biển quảng cáo viết bằng tiếng Anh: “Cầu nguyện thần linh, thần sẽ tiêu trừ ma quỷ. Phí: 50 HKD/lần. Cảm ơn”.
Một pháp sư đang giơ biển quảng cáo viết bằng tiếng Anh: “Cầu nguyện thần linh, thần sẽ tiêu trừ ma quỷ. Phí: 50 HKD/lần. Cảm ơn”.

Những bí mật của "bùa hộ mệnh"

Tục này có nguồn gốc từ đạo Lão cách đây hàng ngàn năm với quan niệm, bên cạnh các đấng thần linh trên thiên đình, còn các thần ở long cung, dưới âm phủ và cả sơn thần. Lão giáo tin rằng trong cơ thể con người đang tồn tại một thế giới nhỏ khác, vì thế các cơ quan nội tạng đều có thần linh cư ngụ. 

Bà Vương khẳng định, không có ý định trù dập một người cụ thể nào: “Tự ý yếm ai đó là có tội với tiền đồ của tôi”. Để tránh yêu tà quay lại hành mình, bà Vương thường viết một thứ gì đó nghuệch ngoạc trên mảnh giấy mà bà nói đó là bùa. Bà kể: “Má tôi dạy tôi bí mật này, mấy người kia không biết đâu. Loại bùa này có thể bảo vệ tôi thoát khỏi bị “phản đòn”, nếu không “lộc” của tôi sẽ biến mất”. 

Nếu may mắn, mỗi ngày, các thầy pháp sẽ có độ vài chục khách đến để cầu cứu, còn phần lớn thời gian, họ ngồi ở đây, đôi khi tự mình biểu diễn pháp thuật để thu hút khách hàng. “Làm nghề này khó nhằn lắm”, bà Vương tự nhủ. Có những khi, chào mời mỏi miệng suốt 2 tiếng mà bà Vương chẳng kiếm được khách nào: “Ngồi đây lâu mỏi người lắm. Vậy nên, lúc nào không có khách, tôi sẽ luyện tay nghề cho tinh thông”. 

Bà Vương còn đọc cách sách về Chúa Trời và phong thủy để có thể tư vấn hay hơn cho khách hàng của mình. Trần Tiêu Phương, người con gái thứ hai của bà Vương, kể: “Trước khi mẹ tôi hành nghề tâm linh thì bà ấy làm nghề rửa bát thuê, công việc rất mệt mỏi và áp lực”.

Để lo cho các con, bà Vương rửa bát hơn 10 tiếng mỗi ngày. Với việc hành nghề bùa chú như bà Vương, mùa làm ăn thịnh vượng nhất trong năm là ngày 5 tháng 3, hay “Tiết Kinh Trập” nghĩa là “côn trùng trỗi dậy”, một trong 24 tiết khí theo lịch Trung Quốc, là ngày mà người ta tin rằng “ma tà” sẽ rời khỏi âm phủ và làm hại con người.

Bà Vương hồ hởi kể: “Chà, ngày đó hả, nhiều khách lắm, không đếm xuể. Họ đứng xếp thành một hàng dài”. Cách đây 3 tháng, Vương thực hiện nghi lễ “đốt vía kẻ xấu” cho một bà khách và một tuần sau đó, bà khách này trở thành pháp sư thứ sáu.

Thầy Vương giải bày: “Nếu có nhiều pháp sư ở đây thì chốn này sẽ phổ biến và thu hút nhiều khách hàng hơn. Đó là lý do tôi nhận đệ tử”. Một nhân viên đeo biển đề tên “An ninh” kể rằng cách đó 2 năm, thầy Vương đã giúp ông “trục yêu tà”: “Lúc đó hai con mắt tôi sưng phồng lên, không tìm cách chi để trị dứt được.

Pháp sư Vương Cát Lợi đập chiếc giầy cũ vào một tấm chân dung của ai đó để “trục tà”.
Pháp sư Vương Cát Lợi đập chiếc giầy cũ vào một tấm chân dung của ai đó để “trục tà”. 

Nhưng sau khi thầy Vương “đốt vía”, mắt tôi tự dưng hết bệnh. Tôi mừng quá, và tình nguyện giúp bà về vấn đề an ninh”. Tiết Kinh Trập năm ngoái, bà Vương Cát Lợi làm việc sáng đêm, không có cả thời gian để vẽ bùa hộ thân...

Đọc thêm