Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.
Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
Toàn cảnh đền Đồng Cổ.

Tục thờ thần Đồng Cổ có từ thời Hùng Vương

Theo sơ lược di tích đền Đồng Cổ, khởi thủy của đền xưa kia là miếu Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ. Miếu Đồng Cổ có từ thời Hùng Vương (năm 2569 trước Công nguyên). Trải qua lịch sử các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần – Hồ, Hậu Lê vẫn ghi lại những công trạng phò vua giúp nước, dẹp giặc ngoại xâm của thần Đồng Cổ thông qua các lần linh ứng hiển linh báo mộng. Đặc biệt, vào thời nhà Lý, thần Đồng Cổ đã hai lần giúp vua, cứu nước thoát cảnh lâm nguy. 

Sử sách Việt Nam có nhiều tư liệu nói về thần Đồng Cổ. Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" trong phần Dư địa chí Phan Huy Chú viết: "Núi Đồng Cổ ở xã Đan Nê, huyện Yên Định, thần núi rất thiêng. Thời Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành, đậu thuyền ngủ bãi Trường Châu, thần núi báo mộng xin đi theo để lập công.

Phía trước đền là hồ bán nguyệt bốn mùa nước trong xanh bát ngát.
 Phía trước đền là hồ bán nguyệt bốn mùa nước trong xanh bát ngát. 
Trước mặt đền bên tay phải là núi Tam Thai, đỉnh núi có quán Triều Thiên có thể bao quát toàn cảnh sông Mã.
Trước mặt đền bên tay phải là núi Tam Thai, đỉnh núi có quán Triều Thiên có thể bao quát toàn cảnh sông Mã.   
Dấu tích quán Triều Thiên trên đỉnh núi Tam Thai.
Dấu tích quán Triều Thiên trên đỉnh núi Tam Thai.  

Đến khi đánh được nước Chiêm về, Lý Thái Tông sai lập miếu thờ ở Kinh sư, nay là đền Đồng Cổ, đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Khi Lý Thái Tông lên ngôi, lại báo mộng cho biết việc 3 vương mưu phản..."

Theo Đại Việt sử ký toàn thư Ngô Sĩ Liên chép: khi Lý Thái Tông lên ngôi (năm 1028) đã diễn ra sự kiện phong tước vương cho Thần Đồng Cổ: "Phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ, dựng miếu để tuế thời cúng tế và làm lễ thề... lấy ngày 25 tháng ấy, đắp đàn trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo trước thần vị, đọc lời thề rằng: "Làm con bất hiếu. Làm tôi bất trung. Xin thần minh giết chết."

Các quan từ cửa Đông đi vào đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường, sau vì tháng Ba có ngày quốc kỵ, chuyển sang mồng 4 tháng 4 hàng năm."

Đền Đồng Cổ là Di tích lịch sử cấp quốc gia đã được xếp hạng năm 2001, được tu bổ khánh thành năm 2010 dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..
Đền Đồng Cổ là Di tích lịch sử cấp quốc gia đã được xếp hạng năm 2001, được tu bổ khánh thành năm 2010 dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..  
Lược sử di tích đền Đồng Cổ.
Lược sử di tích đền Đồng Cổ.   

Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi rõ sự kiện: Giáp Đản Nãi (nơi có núi Đồng Cổ) ở Ái Châu (một danh xưng khác của Thanh Hóa) làm phản, nên mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1 năm 1029, vua Lý Thái Tông thân chinh đi dẹp loạn giáp Đản Nãi, dẹp yên bờ cõi.

Bức phù điêu tạc bằng đá trước sân đền.
Bức phù điêu tạc bằng đá trước sân đền.  

Nhiều ý kiến đã cho rằng sau khi dẹp loạn tại Đản Nãi, nhà vua muốn biến vùng đất hay có nhiều hưng biến như Ái Châu thành vùng đất thanh bình với mong muốn: "Cái đức của người dân hóa thành cao, trong sáng," hay là trong sạch, trong sáng, không xảy ra phản, loạn nữa cho nên quyết định đổi tên Ái Châu thành Thanh Hóa phủ. Phủ này là sự nâng cấp cho một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, bao gồm cả quận Cửu Chân, Ái Châu... Thời nhà Lý, việc thờ Thần Đồng Cổ trở thành quốc lễ.

Huyền thoại về vị thần “hộ dân bảo quốc” 

Trong tâm thức dân gian, thần Đồng Cổ là vị thánh luôn hiển linh để hộ dân bảo quốc. Có nhiều truyền thuyết về thần Đồng Cổ. Tương truyền, vua Hùng Vương đời thứ nhất khi đi đánh giặc qua vùng núi Đồng Cổ có nghỉ lại một đêm trên bến Trường Châu ở khúc sông Mã gần đền. Trong giấc chiêm bao, vua được một vị thần xưng là Ðồng Cổ báo mộng bày cách dẹp giặc. Khi vua tỉnh giấc còn nghe vang vọng tiếng chuông đồng vọng từ ngôi đền dưới chân ba ngọn núi.

Chính điện đền Đồng Cổ.
Chính điện đền Đồng Cổ.  
Ngôi đền lợp ngói vẩy rồng cổ kính, mái vẩy chạm khắc hình rồng giống các ngôi cổ tự Bắc Bộ.
Ngôi đền lợp ngói vẩy rồng cổ kính, mái vẩy chạm khắc hình rồng giống các ngôi cổ tự Bắc Bộ.  

Theo báo mộng của thần, khi ra trận vua cho dùng dùi đồng gõ vào trống đồng, giặc sợ hãi bỏ chạy dẫm đạp lên nhau mà chết. Nhà vua sau đó đã quay lại để tạ ơn thần và cho tu bổ ngôi đền khang trang hơn. Tên đền Ðồng Cổ được dân làng gọi theo từ đó.

Lại có truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ 11 vua Lý Thái Tông đi dẹp ngoại xâm dừng chân nghỉ tại ngôi đền gần sông Mã. Trong giấc chiêm bao, vua được một vị thần xưng là Ðồng Cổ báo mộng bày cách dẹp giặc loạn. 

Vua Lý Thái Tông còn cho rước thần Ðồng Cổ từ Ðan Nê về lập đàn thề trên đất Thăng Long, lại phong cho thần chức quan "chủ trì việc thề trong cả nước". 

 
 
Ngôi đền nằm giữa vườn cây ăn quả sum suê.
Ngôi đền nằm giữa vườn cây ăn quả sum suê.  

Năm 1020, thần hiển linh giúp thái tử Lý Phật Mã thắng lớn, đánh tan giặc Chiêm Thành. Lúc khải hoàn về qua bến Trường Châu, thái tử dừng chân vào đền lễ tạ thần và xin rước thần về Kinh giữ nước hộ dân.

Khi vua còn đang băn khoăn chưa biết chọn nơi nào để xây dựng đền thì được thần về báo mộng “xin lập đền ở bên hữu trong đại thành, sau chùa Thánh Thọ”. Thái tử y lời cho xây dựng đền, nay là đền Đồng Cổ thuộc phố Thụy Khê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội). 

Đền Đồng Cổ tại quận Tây Hồ (Hà Nội).
Đền Đồng Cổ tại quận Tây Hồ (Hà Nội).  

Ngoài đền Đồng Cổ ở quận Tây Hồ được xây dựng từ thời Lý, hiện ở Hà Nội còn có miếu Đồng Cổ Nguyên Xá ở xã Phú Minh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Tương truyền miếu này là do các nghĩa sĩ Thanh Hóa khi đến Mê Linh tụ nghĩa đã rước thần Đồng Cổ đi theo để thờ cúng, phù trợ cho nghiệp lớn.  

Đọc thêm