Đất phía Đông Hà Nội không hề “sốt” giá như đồn đoán

Trước hàng loạt thông tin về việc đất nền cả 4 hướng tại Hà Nội đang lên cơn sốt, trong đó khu phía Đông bao gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm cũng tăng giá chóng mặt vài tháng trở lại đây nhưng thực tế cho thấy, tình hình lại không hoàn toàn như vậy.

Trước hàng loạt thông tin về việc đất nền cả 4 hướng tại Hà Nội đang lên cơn sốt, trong đó khu phía Đông bao gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm cũng tăng giá chóng mặt vài tháng trở lại đây nhưng thực tế cho thấy, tình hình lại không hoàn toàn như vậy.Bất động Thời tiết tại Hà Nội những ngày vừa qua nắng nóng hầm hập nhưng không khí giao dịch nhà đất lại có vẻ khá “lạnh” tại hàng chục văn phòng môi giới xung quanh khu đô thị Việt Hưng. Mặc dù chỉ có một mình với hai chiếc quạt cây chạy hết công suất tại tầng 1 của căn nhà 4 tầng, ông Hùng – chủ văn phòng giao dịch nhà đất số 1 nhà P1 những ngày này, áo ba lỗ vẫn vén lên ngang bụng. Sự “tự nhiên” này rõ ràng không chỉ do thời tiết quá nóng bức, mà còn bởi khách tìm đến giao dịch không có khiến ông Hùng chẳng còn nghĩ đến việc giữ ý. 
Gần hai chục lô đất thổ cư mà khách  nhờ ông Hùng bán giúp vẫn nằm trong  ngăn kéo bàn từ năm ngoái đến nay -  (Ảnh: N.N)
Gần hai chục lô đất thổ cư mà khách nhờ ông Hùng bán giúp vẫn nằm trong ngăn kéo bàn từ năm ngoái đến nay - (Ảnh: N.N)
Theo chủ văn phòng, từ Tết trở ra, nếu mảng căn hộ chung cư đã rất chậm thì tình hình giao dịch đất nền lại càng trở nên tồi tệ khi “bất động” từ giữa năm ngoái đến nay. Vừa nói, ông Hùng vừa dẫn chứng bằng cách rút từ ngăn kéo bàn làm việc ra chiếc cặp tài liệu rồi trải lên mặt bàn khoảng 20 cặp giấy tờ công chứng sổ đỏ của từng ấy lô đất mà người dân quanh khu vực Long Biên, Sài Đồng, Thượng Thanh, Đức Giang... nhờ bán giúp. “Mọi người cứ bảo đất sốt lên nhưng thực tế có người mua đâu! Đây toàn là những lô đất giãn dân, đất đấu thầu rất đẹp mà giá hợp lý, thế mà chẳng có ai vào hỏi. Từ năm ngoái đến nay chưa bán được lô nào, vậy thử hỏi sốt ở đâu?” - ông Hùng thắc mắc. Quả vậy, đó hầu hết là những lô đất thổ cư có diện tích từ 100m2 trở lên. Nếu năm ngoái các hộ nhờ ông Hùng chào bán ở mức 12-13 triệu đến 16-17 triệu đồng/m2, thì năm nay tất cả đều vọt lên 19-20 triệu đồng/m2. Thậm chí có nhà còn “đòi” lên 25 triệu đồng/m2. Số lượng người nhờ bán ngày càng nhiều lên, không ngày nào ông Hùng không nhận được những cuộc điện thoại bày tỏ sự sốt ruột, thúc giục bán nhanh của bên cung. Trong lúc “cầu” không có, ông chỉ biết tư vấn: “nếu không giảm giá xuống thì tôi chịu, không có ai mua thì tôi cho vào ngăn kéo cất đi”, hoặc trường hợp tăng giá quá đáng hơn, ông nói thẳng: “giá thế này thì mời ông đi gửi văn phòng khác”...Không dùng từ “sốt” Là văn phòng có vị trí đắc địa - ngay mặt đường vào, biển hiệu bắt mắt, lại có quy mô lớn hơn hẳn những văn phòng khác tại đây nhưng trung tâm giao dịch bất động sản Thành Công ở Khu 2 của đô thị mới Việt Hưng những ngày này lượng người vào ra cũng không có gì đáng kể. Trong lúc vắng khách, Phó Giám đốc của trung tâm xin giấu tên chia sẻ, không thể dùng từ “sốt” để nói về giá đất cũng như tình hình giao dịch đất nền hiện tại ở khu vực này. Bởi lẽ, ngoại trừ việc tăng giá trông thấy ở một số khu đấu giá ra (mà số lượng cũng rất hạn chế), các khu còn lại giá đất có nhích lên từ cuối năm ngoái nhưng hoàn toàn theo quy luật thông thường của thị trường, chứ không phải tăng ở mức “ồ ạt, đột biến” như người ta vẫn nói. Bằng chứng là khi bắt đầu mở văn phòng Thành Công vào quãng năm 2007-2008, giá đất quanh khu Giang Biên, Quán Tình mới rơi vào trên dưới 10-12 triệu đồng/m2. Cũng những miếng đó sau 2-3 năm, giá ở mức hơn 20 triệu đồng. “Trong 20 triệu này cũng có 1 quãng lên, nhưng là lên từ từ. Mà đây đều là ăn theo đô thị thì mới có mức giá như vậy” – vị này nói thêm. Đồng tình với nhận xét trên, chủ sàn giao dịch bất động sản trực tuyến Nhà đất Gia Lâm, ông Nguyễn Thế Cường ước lượng, mức tăng giá 20-30% tại một số khu vực của huyện Gia Lâm như Thạch Bàn, Cự Khối, Bát Tràng, Đông Dư, Kiêu Kỵ... thời gian gần đây chỉ được coi là ấm lên, chứ không phải “sốt” theo kiểu hôm trước hôm sau một giá. “Có những thông tin gì tốt thì cũng đã ra rồi. Nhìn chung, thị trường sẽ không thể tăng hơn được nữa” – ông Cường dự đoán.Ẩm ương vì "tâm lý" Những thông tin giá đất tăng vù vù trong và sau các cuộc đấu giá đất dự án tại Đặng Xá, Trâu Quỳ, khu vực chân cầu Vĩnh Tuy hoặc lâu hơn là Tầm Dâu thuộc địa bàn huyện Gia Lâm thời gian qua chính là khởi điểm của cái gọi là “cơn sốt” đất nền khu vực này. Có hơn 100 m2 đất tại khu vực chân cầu Vĩnh Tuy, từ mức khởi điểm là 16-17 triệu đồng, anh Mạnh – một nhà đầu tư ở Long Biên khấp khởi mừng khi giá vọt lên trên 20 triệu đồng/m2 sau cuộc đấu giá. Vì rất cần tiền, anh Mạnh để lại cho một người quen ở mức 22 triệu đồng/m2, nhưng chỉ đúng 1 tuần sau anh ngỡ ngàng hay tin, mảnh đất đã được sang tay với giá 28 triệu đồng/m2. Thông tin được lan truyền và đồn thổi nhanh chóng, khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mắt tròn mắt dẹt, tạo nên làn sóng đổ xô vào thị trường. Phó Giám đốc văn phòng Thành Công nhận xét việc tăng giá không ngừng lên gấp đôi so với giá khởi điểm tại các khu đất đấu giá vừa qua hoàn toàn là do yếu tố tâm lý của nhà đầu cơ, khi mỗi người đều có sự tính toán riêng, đã mua ở mức đỉnh là 32 triệu đồng/m2 thì tất yếu họ phải bán ra giá cao hơn. Tâm lý “tạo sốt” này còn được giới kinh doanh liên hệ đến việc đấu giá đất khu Tầm Dâu trước đó. Cụ thể, cách đây khoảng 1 năm, đất mặt đường to khu vực này chỉ khoảng 16-17 triệu đồng/m2, nhưng từ lúc có thông tin trung tâm thương mại Savico sắp được xây dựng thì lập tức, nhà đầu tư nhảy vào mua, đẩy giá lên mức chót vót là 45-50 triệu đồng/m2 hiện tại. “Dân mình thường chưa quan tâm đến cái mình được hưởng thụ. Việc xây trung tâm thương mại như vậy, chưa chắc người sống lân cận đã vào đó mua đồ. Việc đổ xô đầu tư vào đây chỉ là cơ hội để giới đầu tư thực hiện hoá lợi nhuận” – đại diện một trung tâm đánh giá. Ngoài ra, việc các nhà đầu tư lâu niên với quỹ đất rộng đang có xu hướng chia nhỏ lô đất ra năm bảy phần để bán theo hình thức “mua sỉ, bán lẻ” cũng là động thái góp phần làm giá đất khu Gia Lâm nhích lên. Nhưng khách quan mà nói, không thể phủ nhận việc tăng giá xuất phát từ tâm lý của chính người bán đất. Trước tình hình người mua không có mà người nhờ bán đất cứ tăng giá ầm ầm, ông Hùng – chủ văn phòng nhà đất ở khu Việt Hưng không ít lần phải thốt lên với những người nhờ bán: “Đắt như thế thì bán cho ai?” Theo ông, tâm lý so sánh, đối chiếu về giá của người bán ví dụ căn cứ vào một điểm giá đang sốt lên, người dân tại khu khác cũng tự cân đối và đưa ra giá của mình, đại để như “khu đó 50 triệu thì đất của tôi tối thiểu cũng phải 25” là nguyên nhân chủ yếu khiến giao dịch đất nền bất động từ đầu năm đến giờ. Đó cũng là lý do sâu xa của việc hàng loạt văn phòng môi giới nhà đất khu vực Việt Hưng hiện đóng cửa triền miên.
Theo Nguyễn Nga
VietNamNet

Đọc thêm