ĐBSCL: diễn biến lũ phức tạp,đê vỡ, người chết

Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư cho thấy lũ tại ĐBSCL đã cướp đi sinh mạng của 10 người tại các tỉnh: An Giang (4 người), Đồng Tháp (2 người), Long An (3 người) và Cần Thơ (1 người\... Với tình hình nước nổi (lũ) phức tạp như hiện nay, dự báo thiệt hại do lũ lụt còn tăng cao...

Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư cho thấy lũ tại ĐBSCL đã cướp đi sinh mạng của 10 người tại các tỉnh: An Giang (4 người), Đồng Tháp (2 người), Long An (3 người) và Cần Thơ (1 người\... Với tình hình nước nổi (lũ) phức tạp như hiện nay, dự báo thiệt hại do lũ lụt còn tăng cao...

Người dân cứu đê vừa bị vỡ tại Châu Phú, An Giang.

Sáng ngày 3-10, hàng trăm người dân, các lực lượng ban ngành đã nỗ lực cứu đê Cà Vàng, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Nước lũ ồ ạt chảy như thác đổ, dùng nhiều xe cơ giới, cư tràm và bao cát đất được tấn xuống liên tục nhưng tới 8 giờ cùng ngày lực lượng cứu đê đã thúc thủ, nhìn đồng lúa, hoa màu hơn 800 ha chìm dần trong nước, cánh đồng lúa 40 ngày tuổi trị giá trên 7 tỷ đồng đã mất sạch.

Theo địa phương cho biết lúc 2 giờ sáng sóng to gió lớn, triều cường dâng cao đã đánh vỡ bức tường chắn một đoạn dài 10m bảo vệ phía trước đê bao Cà Vàng. Khi tường trấn bị vỡ nước chảy vào đánh sập tuyến đê bên trong một đoạn dài 23m.

Rạng sáng 2/10, đê bao bờ kinh Bắc Viện, ấp Chiến Thắng, xã Tân Thanh A, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đá vỡ.

Đê vỡ ban đầu dài 4m, nước lũ tràn vào ồ ạt đã phá vỡ một đoạn đê dài hơn 60m,nhấn chìm đồng lúa hơn 60 ngày tuổi sắp thu hoạch. Hàng trăm tấn cá tra, cá rô ...cũng  trôi sạch trong phút chốc.

Thiệt hại ban đầu ước tính trên 6 tỉ đồng. Trước đó ngày 29-9, đoạn đê này bị vỡ 3m nhưng nhờ điều động kịp thời chiếc phà dài 8m dìm xuống đã tạm cứu được đoạn đê vỡ. Niềm vui của người dân chưa tròn thì vài tiếng sau thân đê này nứt ngang, đổ sụp, chiếc phà không xác định được địa điểm để trục vớt… 

Sáng ngày 1-10, tại xã Tam Nông cũng xảy ra vụ tai nạn giao thông làm sập cầu Phú Thọ do chiếc xà lan 400 tấn mang biển số ĐT 19755 của bà Bùi Thị Phấn chở 200 tấn cát chạy từ hướng An Long về thị trấn Tràm Chim, đến địa phận ngã tư chợ Phú Thọ, xà lan tránh phương tiện ngược chiều  khi dòng chảy mạnh đã làm cho đuôi xà lan va vào nhịp cầu Phú Thọ. Cầu bị sập, giao thông đường bộ bị tắt nghẽn hai giờ liền

 Tại tỉnh Đồng Tháp, triều cường và lũ thượng nguồn đổ về gây ngập úng nhiều đoạn bờ bao vườn cây ăn trái, ao hầm nuôi thủy sản tại các huyện, thị xã. Nuớc lũ đã tràn qua một quốc lộ 30, làm sụp mố cầu Trà Dư trên tuyến tỉnh lộ 481.

Đến nay Đồng Tháp đã có 6.946,56 km đường giao thông nước tran qua gây sạt lở mái, hư mặt đường (quốc lộ: 0,6 km, tỉnh lộ 3,3 km), khối lượng đất đá bị trôi 905.936 m3, 24 cầu cống bị hư hỏng; 5.565 căn nhà bị ngập nước, đã di dời 375 hộ, nhà bị sập đổ cuốn trôi 54 căn; lúa Thu đông mất trắng 720 ha; hoa màu bị ngập 924 ha (mất trắng 18 ha); cây ăn trái bị ngập 1.874 ha (91 ha thiệt hại 100%); thủy sản bị thiệt hại 365 ha.

Tại  An Giang, nước lũ dâng cao gây vỡ các tuyến bờ bao, kênh Đồng Tân (dài 35m), đê Tây K7 (dài 50m), đê Đông K8 (dài 20m), đê Bắc kênh Trà Kiết (dài 20m), đê bao Chủ Mỹ, kênh Ranh, đê tiêu Lũ Núi, tuyến Kênh 11 làm ngập khoảng 3.500 ha lúa vụ 3, hiện có khoảng 66.000 ha khác đang bị uy hiếp. 11.469 căn nhà bị ngập, 154 hộ dân cần phải di dời. 32,15km tỉnh lộ và 82,54km đường giao thông nông thôn bị ngập.

Sáng ngày 1-10, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng cùng đoàn công tác đã có chuyến thị sát tình hình lũ lụt tại tỉnh Đồng Tháp. Qua tìm hiểu thực tế, Thứ trưởng đánh giá cao công tác gia cố đê bao, bảo vệ lúa thu đông của các địa phương trong tỉnh.

Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, toàn vùng ĐBSCL đã xuống giống khoảng 600.000 ha lúa thu đông, hiện lũ lụt đã làm thiệt hại trên 5.000 ha, tỷ lệ thiệt hại 0,83%. Riêng tỉnh Đồng Tháp xuống giống 100.000 ha, đến nay thiệt hại khoảng 700 ha, tỷ lệ thiệt hại 0,75%. Tỷ lệ này thấp hơn mặt bằng chung trong khi Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn.

 Ngày 2-10, ông Lê Minh Hoan Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp gửi đến tất cả đồng bào, chiến sĩ đang ra sức chống lũ thư cảm ơn. 

Đến nay Đồng Tháp có 1.628 căn nhà bị ngập nước nặng, 159 hộ đã di dời, 59 căn nhà bị sập đổ cuốn trôi và làm bị hư hại nặng 352 căn khác, hàng chục kilomet bờ sông đang bị sạt lở. Bên cạnh đó còn khoảng 1.000 ha hoa màu, 170 ha nuôi trồng thủy sản, hơn 23.000 ha lúa Thu Đông chưa kịp thu hoạch, hàng ngàn kilomet tuyến đê bao và đường giao thông đang bị nước lũ đe dọa nghiêm trọng. Mối nguy hiểm lớn vẫn đang tiếp tục diễn ra tại các huyện đầu nguồn và vùng sâu Đồng Tháp Mười. Tổng thiệt theo các số liệu thống kê đến thời điểm hiện tại đã vượt trên 300 tỷ đồng.

Trước tình hình trên, hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh vùng lụt, hàng chục ngàn người thuộc mọi thành phần trong xã hội, gồm: bộ đội, công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, sinh viên học sinh, cán bộ công chức, các tổ chức tôn giáo và tất cả nhân dân trong vùng ngập lũ đã xông pha, tình nguyện ứng cứu, không kể ngày đêm quyết ra sức bảo vệ mùa màng, các tuyến đê, đường giao thông huyết mạch, công trình trọng điểm, cứu người, di dời nhà, bảo vệ tài sản...

Đặc biệt, có rất nhiều gia đình đã sẵn sàng hiến đất đai, cây cối và đóng góp nhiều tài sản giá trị khác để phục vụ công tác chống lũ.

Ngọc Long

Đọc thêm