“Đệ nhất người tình” nước Pháp tìm thấy “đồng minh” ở Hillary

Thời gian gần đây, câu chuyện về bạn gái của Tổng thống Pháp Francois Hollande, bà Valérie Trierweiler, được dư luận cả thế giới hết sức quan tâm, đặc biệt là chuyện bà dự định trở thành “Đệ nhất Phu nhân” của nước Pháp như thế nào. Thực tế, hậu trường chính trị thế giới đã từng chứng kiến đệ nhất phu nhân nổi tiếng của nước Mỹ Hillary Clinton cũng trải qua những khó khăn trong những ngày đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng năm 1993.

Thời gian gần đây, câu chuyện về bạn gái của Tổng thống Pháp Francois Hollande, bà Valérie Trierweiler, được dư luận cả thế giới hết sức quan tâm, đặc biệt là chuyện bà dự định trở thành “Đệ nhất Phu nhân” của nước Pháp như thế nào. Thực tế, hậu trường chính trị thế giới đã từng chứng kiến đệ nhất phu nhân nổi tiếng của nước Mỹ Hillary Clinton cũng trải qua những khó khăn trong những ngày đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng năm 1993.  

Bà Valérie Trierweiler và Tổng thống François Hollande hôm 9/6 tại Tulle. Ảnh: AFP
Bà Valérie Trierweiler và Tổng thống François Hollande hôm 9/6 tại Tulle. Ảnh: AFP

Bà Valérie Trierweiler không phải không có “đồng minh”. Vì vậy mà bà có thể tự an ủi mình khi nghĩ tới số phận của cựu Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton của nước Mỹ, người cũng từng gặp những khó khăn không nhỏ ban đầu khi ngồi vào chiếc ghế “nóng” là “đệ nhất phu nhân” của nước Mỹ vốn được cả thế giới quan tâm.

Đảm nhận vai trò quan trọng bên cạnh người chồng tổng thống của mình trong khi vẫn giữ được quan điểm riêng, thậm chí vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp, không phải là lựa chọn dễ dàng gì đối với bạn gái của Francois Hollande, và cũng không dễ dàng gì đối với phu nhân của Tổng thống Bill Clinton, người lãnh đạo nước Mỹ trong hai nhiệm kỳ liên tiếp cho tới năm 2001.

Ở tất cả các quốc gia, sau khi một vị tổng thống lên nắm quyền, công chúng thường nhanh chóng nghi ngờ người bạn đời của vị lãnh đạo tối cao có sự ảnh hưởng thái quá tới chồng mình. Trong trường hợp của Clinton, tổng thống Bill Clinton đã không mang lại thuận lợi cho bà Hillary khi ông tranh cử chức tổng thống Mỹ vào năm 1992.

Lúc ấy, vị tổng thống tương lai của nước Mỹ nghĩ rằng mình đã làm rất tốt khi tôn trọng sự sự nghiệp luật sư của vợ. “Tôi đã có thể ở nhà để làm bánh và tiếp trà, nhưng tôi đã quyết định làm công việc mà tôi đã theo đuổi trước khi chồng tôi là chính khách”, bà Hillary chia sẻ.

Thế rồi dư luận cũng không thể ngăn cản được gia đình Clinton bước chân vào Nhà Trắng vào tháng 1/1993. Rất nhanh sau đó, bà Clinton đã phụ trách quản lý nhóm làm việc cho Nhà Trắng về cải cách bảo hiểm y tế, trong đó miễn phí cho hàng triệu người Mỹ. Dự án cải cách này đã từng bị chỉ trích, bị thất bại tại Quốc hội và phải chờ tới mãi năm 2009 thì vị tổng thống khác, Barack Obama, cuối cùng mới tiếp nối được.

Nhà sử học Carl Anthony tại Thư viện quốc gia các đệ nhất phu nhân ở Canton, Ohio bình luận rằng, bà Hillary Clinton đã phải chịu nhiều khó khăn trong những ngày đầu tiên ấy. “Tôi không biết ai có thể làm sống lại tinh thần và tình cảm” trong một áp lực như vậy, ông Carl Anthony nói. Nếu như vào thời điểm đó, sự được lòng dân của đệ nhất phu nhân đã “chạm đáy”, thì bà Hillary Clinton bây giờ đã lấy lại được phong cách của mình với những kết quả tốt trong các cuộc thăm dò kể từ khi bà trở thành ngoại trưởng dưới chính quyền của tổng thống Barack Obama.

Bill và Hillary Clinton ngày 23/2/2000 tại Nhà Trắng. Ảnh: AFP
Bill và Hillary Clinton ngày 23/2/2000 tại Nhà Trắng. Ảnh: AFP

Nhưng đối với số đông dân chúng Mỹ, “một đệ nhất phu nhân là ở một vị trí được nhìn, chứ không phải được nghe và phải biết hài lòng trong việc sử dụng Nhà Trắng cho các cuộc tiếp khách”, chuyên gia về chủ đề này tại Đại học Rider Myra Gutin nhận xét.

Tuy nhiên, chuyên gia này thừa nhận rằng, càng ngày càng có nhiều người Mỹ chứng kiến “một đối tác” trong vai trò đệ nhất phu nhân và họ hài lòng khi thấy vị đệ nhất phu nhân đó làm được nhiều điều hữu ích, giống như bà Michelle Obama, người ủng hộ không mệt mỏi việc chống lại bệnh béo phì ở Mỹ.

Ngày nay, với sự nổi lên của nhiều phương tiện truyền thông xã hội như Twitter, sự giao lưu trên khắp thế giới sẽ trở nên dễ dàng hơn, song cũng gây nhiều rủi ro và phức tạp hơn, đặc biệt với những người nổi tiếng. Với các đệ nhất phu nhân không được “bầu”, họ có quyền tuyệt đối trong việc thể hiện quan điểm của mình với vai trò là công dân, ông Anthony nói.

Về những tranh cãi xung quanh nhà báo Valérie Trierweiler, bạn gái của Tổng thống Francois Hollande, ông Anthony cho rằng các đệ nhất phu nhân ngày nay thường xuyên là những nhân vật sáng giá và được tôn trọng trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của họ.

Hoàng Tuyết (Theo AFP)

Đọc thêm