Điểm chuẩn khối C, D: Không có biến động lớn

Ngay sau ngày thi tuyển sinh đại học đợt hai kết thúc, hội đồng chấm thi của các trường bắt đầu làm việc để đến giữa tháng 8 sẽ công bố điểm thi của cả hai đợt. Điểm thi sẽ được đưa lên website của các trường.

Ngay sau ngày thi tuyển sinh đại học đợt hai kết thúc, hội đồng chấm thi của các trường bắt đầu làm việc để đến giữa tháng 8 sẽ công bố điểm thi của cả hai đợt. Điểm thi sẽ được đưa lên website của các trường. Theo quy định, các trường ĐH hoàn thành công tác chấm thi trước ngày 31/7 và trước ngày 5/8 thì các trường CĐ hoàn thành công tác chấm thi, công bố điểm thi. Trong vòng 15 ngày công bố điểm thi, các trường tiếp nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh, sau 15 ngày thì công bố kết quả phúc khảo trên báo, đài. Trường ĐH Hà Nội đang triển khai chấm các môn thi trắc nghiệm khối A môn Lý và Hóa, còn các môn thi khác, trường sẽ nhờ chấm. Dự kiến, ngày 14/8, Hội đồng tuyển sinh của trường sẽ họp xét điểm chuẩn cho từng ngành.
Giữa tháng 8, các trường ĐH, CĐ sẽ  công  bố điểm thi. (Ảnh: Trung Kiên)
Giữa tháng 8, các trường ĐH, CĐ sẽ công bố điểm thi. (Ảnh: Trung Kiên)
Nhận định về điểm chuẩn của các ngành khối D, ông Lê Quốc Hạnh, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Hà Nội cho biết: nếu xét yếu tố trình độ đầu vào không thay đổi, “thị phần” của ĐH Hà Nội là học sinh trường chuyên, học sinh thi khối D và chất lượng đề thi vẫn ổn định giống năm ngoái, đặc biệt là đề ngoại ngữ thì điểm chuẩn trung bình của 17 mã ngành sẽ không biến động, vẫn bằng năm 2009. Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi điểm chuẩn ở các mã ngành, tùy thuộc vào tỷ lệ “chọi”. Các ngành mới mang tính hội nhập quốc tế, dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ sẽ luôn có điểm chuẩn cao, điểm trung bình mỗi môn phải đạt từ 7 trở lên như: Quản trị kinh doanh, Du lịch, Tài chính - Ngân hàng, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Ông Tạ Minh Kháng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công Đoàn (HN) cho biết, trường sẽ thuê chấm thi tất cả các môn để đảm bảo tính khách quan. Dự kiến ngày 17 và 18/7 bắt đầu chấm khối A, ngày 25/8 chấm khối C. Dự kiến điểm chuẩn năm nay cũng chỉ như năm ngoái, khoảng 18 điểm. Những ngành có điểm chuẩn cao là ngành Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, vì thí sinh thi vào hai ngành này nhiều hơn và sự lựa chọn cao hơn. Ngành Bảo hộ lao động năm ngoái có điểm chuẩn thấp hơn, thì năm nay sẽ cao hơn vì xét tuyển theo ngành. Nhận xét về đề thi tiếng Anh khối D, thầy Nguyễn Đức Hoa Cương, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Hà Nội cho biết, điểm tối đa môn Anh văn sẽ đạt khoảng 9,5 điểm, điểm 7 và 8 sẽ rất nhiều. Với đề thi môn Văn, thầy Cương cho rằng điểm cao nhất sẽ là 9 và cũng có nhiều điểm 7 -  8. PGS TS Đặng Thanh Toán (khoa Sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng đề thi môn Sử khối C hay và gọn, phát huy trí thông minh. Các câu hỏi hay là câu I, các câu tự chọn cũng hay. Tuy nhiên, đáp án chưa phù hợp lắm vì chưa dựa trên sách giáo khoa như câu 2, 4B. Thầy Toán dự tính, sẽ không có điểm 10, thí sinh đạt được điểm 9 môn Sử sẽ rất ít, phải là em thật sự thông minh. Với cách ra đề kiểu này, nhiều thí sinh sẽ đạt điểm 5 và 6 môn Sử. Theo dự kiến của thầy Toán, điểm chuẩn môn Sử phải từ 7 điểm, nhưng cũng có thể là 6,5 điểm vì số thí sinh thi khối C ít hơn năm trước.
Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT cho biết: trước ngày 10/8, Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn xét tuyển từng khối thi A, B, C, D của bậc ĐH và CĐ. Các trường ĐH căn cứ vào đó để xác định điểm trúng tuyển cho từng khối thi, từng trình độ vào trường mình đối với nguyện vọng 1 trước ngày 20/8. Các nguyên tắc xác định điểm sàn: chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2010; kết quả thi; chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo đối tượng và khu vực; một số căn cứ vùng miền để đảm bảo chính sách xã hội.
Theo Thủy Trúc
Đất Việt

Đọc thêm