'Lật tẩy' màn 'ảo thuật' biến vé cũ thành vé mới tinh vi của Cáp treo chùa Hương

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giữ lại vé, không xé vé, không giao lại liên 2 cho khách là những “chiêu thức” làm ăn “biến” những chiếc vé cũ thành những chiếc vé mới của cáp treo chùa Hương Hà Nội.

Những chiếc vé cáp treo nhàu nát từng "qua tay" rất nhiều khách hàng.
Những chiếc vé cáp treo nhàu nát từng "qua tay" rất nhiều khách hàng.

Vé cáp treo khứ hồi xé 1 chiều đi

Ngày 14/3, trong vai khách hành hương, nhóm PV đến Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội) đặt mua vé khứ hồi của người lớn đi cáp treo chùa Hương. Nhờ sự sắp xếp trước đó từ Khách sạn Mai Lâm, nhóm PV đã thuận lợi “đi nhanh” lên cáp treo không cần xếp hàng.

Chiếc vé cáp treo mới (bên trái) và chiếc vé cáp treo đã qua "ảo thuật" (bên phải).
 Chiếc vé cáp treo mới (bên trái) và chiếc vé cáp treo đã qua "ảo thuật" (bên phải).

Khi lên cáp treo để đến động Hương Tích tham quan và di chuyển ngược trở lại ga Thiên

Điểm c, Khoản 1, Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP

c) Tên liên hóa đơn.

Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó:

+ Liên 1: Lưu.

+ Liên 2: Giao cho người mua.

Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Riêng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế...

Trù nhóm PV phát hiện có rất nhiều khách hàng đi vé cáp treo một chiều không được nhận lại liên 2 và nhân viên kiểm soát không hề xé vé. Sự việc này diễn ra một cách công khai ngay tại ga Hương Tích.

Khá bất ngờ về hành động trên của nhân viên kiểm soát, ngày 20/3, nhóm PV trở lại Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn, tiếp tục mua vé đi cáp treo khứ hồi dành cho người lớn.

Đúng như dự đoán, đối với vé khứ hồi, lượt chiều đi vẫn được các nhân viên giám sát cáp treo xé một lượt và đưa lại cho khách hàng.

Sau khi tham quan động Hương Tích, chúng tôi lên ga cáp treo để trở về Thiên Trù. Tuy nhiên, tại chiều ga Hương Tích di chuyển trở về, thì những chiếc vé cáp treo đã được nhân viên giữ lại mà không một lời giải thích.

Đi vé một chiều được giữ lại “phù phép” để “quay đầu”?

Ngày 25/4, nhóm PV tiếp tục trở lại Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn, chúng tôi chủ động mua vé một chiều với giá vé người lớn lad 120.000 đồng/1 người, để xác thực việc nhân viên soát vé có xé vé và giao lại liên 2 cho khách hàng?

Tại cửa soát vé lên cabin, nhóm phóng viên đã đưa những chiếc vé một chiều cho nhân viên soát vé, người này đã giữ lại luôn vé và không hề xé. Quá bất ngờ trước hành động trên, khi được hỏi vì sao không xé vé, câu trả lời của nhân viên nói rằng đây là vé một chiều nên  không cần xé.

Theo quan sát của nhóm PV, lần lượt từng khách hàng khi đi qua điểm soát vé, nhân viên sẽ giữ lại vé vuốt phẳng phiu rồi thẳng tay cất vào túi quần. Hành động này không chỉ diễn ra một lần, mà mỗi khách hàng đi qua nhân viên sẽ đều giữ lại vé. Nhanh thoăn thoắt vừa kiểm soát vé của khách hành hương, nhân viên vừa lọc những chiếc vé “không đạt tiêu chuẩn” lập tức được xé bỏ.

Sau khi thu thập những chiếc vé của khách hành hương, nhân viên soát vé đã cất tập vé vào túi quần.

Những động tác chuyên nghiệp, thoăn thoắt vuốt thẳng từng chiếc vé đi cáp treo của nhân viên soát vé khiến nhiều hành khách khó hiểu. Phải chăng đây là màn ảo thuật “biến” những chiếc vé cũ thành vé mới bán lại cho khách hành hương.

“Tráo” vé mới của khách sang vé cũ

Một vị khách từng đi cáp treo Chùa Hương cho biết, vé lúc đi lên động Hương Tích nhân viên soát vé không xé vé và đưa lại cho một chiếc vé cũ khác. Vị khách này còn nhấn mạnh: “Nguyên tắc đi là phải có vé, vì thế mình phải giữ lại vé để đi lượt về, chứ không mình sẽ bị phạt”.

Một vị khách khác cũng chia sẻ, sau khi mua vé khứ hồi và đi lên cáp treo qua cửa kiểm tra, nhân viên kiểm soát đã thu lại và đưa cho một cái vé khác đã bị xé. Theo vị khách này: “Những chiếc vé “quay vòng” này họ sẽ không nộp tiền về ngân sách nhà nước, mà họ sẽ chia nhau?! Như thế này là nhà nước bị “móc túi””.

Nhân viên soát vé "cất" tập vé thu lại của khách vào túi quần.
 Nhân viên soát vé "cất" tập vé thu lại của khách vào túi quần.

Bức xúc với "pha" đổi vé của nhân viên cáp treo, anh Đ.K.C (Thái Nguyên) cho biết: “Năm nào tôi cũng đi cáp treo và thấy hiện tượng trên. Khi vào cáp treo lượt lên thì người soát sẽ không xé mà trả lại bằng một vé còn lượt về, lúc về thì người soát vé không xé, như vậy là họ có một vé hoàn chỉnh”.

Chỉ tính riêng từ ngày 13/3/2021 khi Khu di tích Thắng cảnh Hương Sơn mở cửa trở lại đón khách thập phương đến nay sau hơn 1 tháng đã có 42 vạn khách ghé thăm, cuối tuần sẽ có từ 7-8 vạn khách.

Với màn “phù phép” có dấu hiệu “quay đầu” bán vé của khách cũ cho khách mới như phản ánh, vậy thì chỉ cần làm một phép tính đơn giản cáp treo Chùa Hương Hà Nội đã “móc túi" khách hàng hàng trăm triệu đồng và có dấu hiệu trốn thuế?.

Trong kỳ tiếp theo nhóm PV sẽ tiếp tục phản ánh tình trạng nhân viên soát vé bán vé cáp treo bổ sung ngay tại điểm lên cabin, đồng thời có trường hợp thu tiền nhưng không giao vé cho khách.

Mời quý vị và các bạn đón đọc Kỳ 3: “Cáp treo Chùa Hương Hà Nội có dấu hiệu trốn thuế?”.

Đọc thêm